Đồng Minh Tại
Đồng Minh Tại (sinh ngày 3 tháng 9 năm 1950) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần.[1] Ngoài ra, ông còn là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú, là Thư ký Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học Quân sự.[2][3]
Đồng Minh Tại | |
---|---|
Chức vụ | |
Giám đốc Học viện Hậu cần | |
Nhiệm kỳ | 2004 – 2011 |
Tiền nhiệm | Phạm Tuyển |
Kế nhiệm | Lưu Văn Miểu |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Nhà giáo ưu tú |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | Lạng Giang, Bắc Giang | 3 tháng 9, 1950
Nơi ở | Ba Đình, Hà Nội |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam Tháng 6 năm 1968 |
Học vấn | Giáo sư, Tiến sĩ |
Phục vụ trong lực lượng vũ trang | |
Phục vụ | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1968 – 2011 |
Cấp bậc |
Tiểu sử
sửaĐồng Minh Tại sinh ngày 3 tháng 9 năm 1950 tại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ông nhập ngũ vào tháng 6 năm 1968 dù chưa tròn 18 tuổi và đến tháng 4 năm 1970 thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 10 năm 1970, ông được cử đi học tại lớp Trung đội trưởng Vận tải tại Học viện Hậu cần. Sau 3 năm đào tạo sĩ quan tại trường, ông tốt nghiệp loại xuất sắc với quân hàm Thiếu úy và được nhà trường giữ lại làm giảng viên. Khi công tác tại trường, ông lần lượt đảm nhiệm vai trò Giảng viên, Chủ nhiệm bộ môn rồi Phó chủ nhiệm khoa Vận tải, Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Huấn luyện, Phó cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 2. Năm 1994, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài "Công tác vận tải chiến dịch ở chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ".[4][5]
Ông được thăng hàm Đại tá vào năm 1998 và bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Học viện Hậu cần vào tháng 11 năm 2000.[6] Năm 2004, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng, học hàm Phó Giáo sư và bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Hậu cần.[7] Năm 2007, ông được thăng hàm Trung tướng.[8] Đến năm 2010, ông tiếp tục được phong hàm Giáo sư.[9] Ngày 17 tháng 11 năm 2008, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định 1642/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" cho 815 nhà giáo, trong đó có Đồng Minh Tại.[10] Đến năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Khoa học Quân sự theo Quyết định số 12/QĐ-HĐCDGSNN về việc thành lập 28 Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành nhiệm kỳ 2014-2019.[11][12] Năm 2019 và 2020, ông liên tiếp được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học Quân sự.[13][14] Hiện nay, ông là Trưởng ban Liên lạc họ Đồng tại Việt Nam.[15]
Lịch sử thụ phong quân hàm
sửaNăm thụ phong | 1974 | – | – | – | – | – | – | 1998 | 2004 | 2007 | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cấp bậc | Thiếu úy | Trung úy | Thượng úy | Đại úy | Thiếu tá | Trung tá | Thượng tá | Đại tá | Thiếu tướng | Trung tướng | |
Tham khảo
sửa- ^ Hà Quang Hiếu (9 tháng 5 năm 2010). “Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng cây Ngân hạnh cho Học viện Hậu cần”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Học viện Hậu cần kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận huân chương Sao Vàng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Xuân Giang (25 tháng 4 năm 2014). “Kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm công tác hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ”. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng. Truy cập 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Phạm Vĩnh (2003). Tiến sĩ Việt Nam hiện đại. Tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 734. OCLC 951288987.
- ^ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2015). Nhà quản lý tâm & tài. Tủ sách văn hóa Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức. ISBN 9786048669683. OCLC 966449839.
- ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. tr. 15 – 16. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
- ^ Đồng Minh Tại (7 tháng 12 năm 2011). “Học viện Hậu cần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Văn Hiến (31 tháng 12 năm 2007). “Bổ nhiệm, thăng quân hàm, cấp bậc một số cán bộ của các Bộ Quốc phòng, Công an”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
- ^ Nguyễn Thiện Nhân (17 tháng 5 năm 2010). “Quyết định Về việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Nguyễn Minh Triết (17 tháng 11 năm 2008). “Quyết định Về việc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (2016). Tài liệu hướng dẫn: Xét công nhận đạt tiêu chuẩn Chức danh giáo sư, phó giáo sư Năm 2016 (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội. tr. 53. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Hội đồng Giáo sư Nhà nước (12 tháng 3 năm 2019). “Quyết định phê duyệt danh mục tạp chí ISI có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật”. Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Phùng Xuân Nhạ (6 tháng 6 năm 2019). “Quyết định Về việc thành lập và bổ nhiệm các chức danh của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2019” (PDF). Cổng thông tin điển tử Chính phủ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Nguyễn Quang Thuấn (14 tháng 8 năm 2020). “Quyết định Về việc bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch, Thư ký của 28 Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành năm 2020” (PDF). Hội đồng Giáo sư nhà nước. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
- ^ Diệp Anh (12 tháng 3 năm 2021). “Vinh danh Bảng vàng Đồng tộc cho người họ Đồng đoạt giải quốc tế”. Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Truy cập 4 tháng 7 năm 2021.