Đồng(II) chloride
Đồng(II) chloride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học CuCl2. Đây là một chất rắn màu nâu, từ từ hấp thụ hơi nước để tạo thành hợp chất ngậm 2 nước màu lục lam. Đồng(II) chloride là một trong những hợp chất đồng(II) phổ biến nhất, chỉ sau hợp chất đồng(II) sunfat.
Đồng(II) chloride | |
---|---|
Cấu trúc của đồng(II) chloride | |
Mẫu đồng(II) chloride | |
Tên khác | Cupric chloride Đồng đichloride Cuprum(II) chloride Cuprum đichloride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
Số RTECS | GL7000000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh ảnh 2 |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CuCl2 |
Khối lượng mol | 134,4514 g/mol (khan) 152,46668 g/mol (1 nước) 170,48196 g/mol (2 nước) 188,49724 g/mol (3 nước) 206,51252 g/mol (4 nước) 242,54308 g/mol (6 nước) |
Bề ngoài | chất rắn nâu (khan) chất rắn lục lam (2 nước) |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 3,386 g/cm³ (khan) 2,51 g/cm³ (2 nước) |
Điểm nóng chảy | 498 °C (771 K; 928 °F) (khan) 100 °C (212 °F; 373 K) (2 nước, trở thành khan) |
Điểm sôi | 993 °C (1.266 K; 1.819 °F) (khan, phân hủy) |
Độ hòa tan trong nước | 70,6 g/100 mL (0 ℃) 75,7 g/100 mL (25 ℃) 107,9 g/100 mL (100 ℃) |
Độ hòa tan | metanol: 68 g/100 mL (15 ℃) etanol: 53 g/100 mL (15 ℃) hòa tan trong aceton tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ |
MagSus | +1080·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | giống CdI2 |
Tọa độ | bát diện |
Các nguy hiểm | |
Phân loại của EU | không phân loại |
NFPA 704 |
|
Điểm bắt lửa | không bắt lửa |
PEL | TWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[1] |
REL | TWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[1] |
IDLH | TWA 100 mg/m³ (tính theo Cu)[1] |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Đồng(II) fluoride Đồng(II) bromide |
Cation khác | Đồng(I) chloride Bạc(I) chloride Vàng(III) chloride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Cả hai dạng khan và đihydrat đều tồn tại trong tự nhiên ở các khoáng chất rất hiếm tolbachit và eriochalcit.[2]
Tính chất và phản ứng
sửaDung dịch nước được điều chế từ đồng(II) chloride chứa một dãy phức hợp đồng (II) phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ và sự có mặt của các ion chloride bổ sung. Những loại này bao gồm phức chất màu xanh lam Cu(H2O)62+ và màu vàng hoặc đỏ của các phức hợp halide có công thức [CuCl2+x]x−.[3]
Trihydrat, CuCl2·3H2O tồn tại ở nhiệt độ thấp.[4]
Điều chế
sửaĐồng(II) chloride được sản xuất thương mại bằng phản ứng clo hóa đồng:
- Cu + Cl2 + 2H2O → CuCl2(H2O)2
Bản thân kim loại đồng không thể bị oxy hóa bởi axit clohydric, nhưng các chất có chứa đồng như đồng(II) hydroxide, đồng(II) oxit, hoặc đồng(II) cacbonat có thể phản ứng với axit clohydric.
Một khi đã điều chế xong, dung dịch CuCl2 có thể được tinh chế bằng cách kết tinh. Một phương pháp tiêu chuẩn đưa dung dịch này trộn với axit clohydric nóng loãng, và làm kết tinh bằng cách làm lạnh trong một bồn CaCl2–đông lạnh.[5][6]
Xuất hiện trong tự nhiên
sửaĐồng(II) chloride xuất hiện trong tự nhiên như là khoáng chất rất hiếm tolbachit và đihydrat là eriochalcit.[2] Cả hai đều được tìm thấy gần các đỉnh núi lửa. Phổ biến hơn là muối kiềm oxyhydroxide-chloride như atacamit Cu2(OH)3Cl2, phát sinh trong các khu vực oxy hóa của các mỏ đồng trong khí hậu khô cằn (cũng được biết đến từ một số loại đá trôi nổi khác).
An toàn
sửaĐồng(II) chloride có thể gây độc. Chỉ các dung dịch loãng dưới 5 ppm được có mặt trong nước uống, theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ.
Hợp chất khác
sửaCuCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:
- CuCl2·2NH3 – lục lam;[7]
- 3CuCl2·10NH3 – dương đen;[8]
- CuCl2·4NH3·H2O – dương đen;[7]
- CuCl2·5NH3 – dương đen;[7]
- CuCl2·6NH3 – dương nhạt.[7]
CuCl2·4NH3 khan có màu dương.[7]
Với N2H4, phức màu dương nhạt không ổn định CuCl2·2N2H4 sẽ được hình thành.[9] Monohydrat CuCl2·2N2H4·H2O là tinh thể hình vuông màu xanh lục, tan trong nước, metanol, etanol, không tan trong benzen, D20 ℃ = 2,7432 g/cm³.[10]
Với NH2OH, nó tạo CuCl2·4NH2OH là tinh thể lớn, hình vuông màu tím đen, khi ẩm có khả năng hòa tan trong nước.[11]
Với CO(NH2)2, nó tạo CuCl2·CO(NH2)2 là tinh thể màu xanh dương[12], CuCl2·2CO(NH2)2·xH2O, x = 2 (lục) hoặc x = 4 (lục nhạt).[13] hay CuCl2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu lục.[14]
Với CON3H5, nó tạo CuCl2·CON3H5 hay CuCl2·2CON3H5 là tinh thể màu dương, D = 2,01 g/cm³.[15]
Với CS(NH2)2, nó tạo CuCl2·2CS(NH2)2 là tinh thể nâu đen, tan trong nước tạo dung dịch màu dương đen.[16]
Với CSN3H5, nó tạo CuCl2·CSN3H5 là tinh thể lục, trong dung dịch có màu tương tự hay CuCl2·2CSN3H5 là tinh thể nâu, tan trong nước tạo dung dịch màu dương đậm.[17]
Với CSN4H6, nó tạo CuCl2·3CSN4H6 là chất rắn màu lục.[18]
Với CSeN3H5, nó tạo CuCl2·CSeN3H5 là tinh thể màu lục hay CuCl2·2CSeN3H5 là tinh thể đỏ nâu.[19]
Với CSeN4H6, nó tạo CuCl2·3CSeN4H6 là chất rắn màu nâu đen.[20]
Tham khảo
sửa- ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0150”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ a b Marlene C. Morris, Howard F. McMurdie, Eloise H. Evans, Boris Paretzkin, Harry S. Parker, and Nicolas C. Panagiotopoulos (1981) Copper chloride hydrate (eriochalcite), in Standard X-ray Diffraction Powder Patterns National Bureau of Standards, Monograph 25, Section 18; trang 33.
- ^ Greenwood, N. N. and Earnshaw, A. (1997). Chemistry of the Elements (2nd Edn.), Oxford:Butterworth-Heinemann. ISBN 0-7506-3365-4.
- ^ Cupric chloride, CuCl2 trên atomistry.com
- ^ S. H. Bertz, E. H. Fairchild, in Handbook of Reagents for Organic Synthesis, Volume 1: Reagents, Auxiliaries and Catalysts for C-C Bond Formation, (R. M. Coates, S. E. Denmark, eds.), pp. 220-3, Wiley, New York, 1738.
- ^ W. L. F. Armarego; Christina Li Lin Chai (ngày 22 tháng 5 năm 2009). Purification of Laboratory Chemicals (Google Books excerpt) (ấn bản thứ 6). Butterworth-Heinemann. tr. 461. ISBN 1-85617-567-7.
- ^ a b c d e A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 53. https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.164237/page/n52/mode/1up
- ^ Bulletin de la Société chimique de France, Tập 98 (Masson), trang 393. Truy cập 11 tháng 2 năm 2021.
- ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912). Truy cập 30 tháng 5 năm 2020.
- ^ Uchenye zapiski: Serii︠a︡ khimicheskikh nauk (S.M. Kirov adyna Azărbai̐jan Dȯvlăt Universiteti; 1970), trang 14. Truy cập 11 tháng 2 năm 2021.
- ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 21 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1976), trang 1170. Truy cập 11 tháng 2 năm 2021.
- ^ Lehrbuch der Zoochemie, Tập 3 (Karl Berthold Hofmann; Manz, 1879 - 729 trang), trang 414. Truy cập 7 tháng 12 năm 2021.
- ^ Complexes of urea with Mn(II), Fe(III), Co(II), and Cu(II) metal ions Lưu trữ 2020-10-25 tại Wayback Machine (Omar B. Ibrahim). Truy cập 30 tháng 5 năm 2020.
- ^ Stojceva Radovanovic, B. C.; Premovic, P. I. (1 tháng 4 năm 1992). “Thermal behaviour of Cu(II)-urea complex”. Journal of thermal analysis (bằng tiếng Anh). 38 (4): 715–719. doi:10.1007/BF01979401. ISSN 1572-8943.
- ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1609. Truy cập 12 tháng 2 năm 2021.
- ^ Chemisches Zentralblatt (20 tháng 5 năm 1935), trang 1846. Truy cập 30 tháng 5 năm 2020.
- ^ M. J. Campbell, R. Grzeskowiak – Some Copper(II) Complexes of Thiosemicarbazide. Inorg. Phys. Theor., 1967, tr. 396–401. doi:10.1039/J19670000396.
- ^ Gary R. Burns – Metal complexes of thiocarbohydrazide. Inorg. Chem. 1968, 7, 2, 277–283 (ngày 1 tháng 2 năm 1968). doi:10.1021/ic50060a022.
- ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii, Tập 14,Số phát hành 1-4 (Izd-vo "Nauka"., 1969), trang 384–385. Truy cập 1 tháng 1 năm 2021.
- ^ Metallkomplexe des Selenocarbohydrazids (K.-H. Linke, R. Turley). Z. Naturforsch., 1969 (24B): 821–823.