Đồng(II) azide

hợp chất hóa học

Đồng(II) azua, một hợp chất vô cơcông thức hóa học Cu(N3)2, là muối đồng(II) của axit hydrazoic, dễ nổ.

Đồng(II) azua
Mẫu đồng(II) azua
Tên khácĐồng điazua
Cupric azua
Đồng(II) hydrazoat
Đồng đihydrazoat
Cupric hydrazoat
Cuprum(II) azua
Cuprum điazua
Cuprum(II) hydrazoat
Cuprum đihydrazoat
Nhận dạng
Số CAS14215-30-6
PubChem24745345
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [N-]=[N+]=[N-][Cu+2][N-]=[N+][N-]

InChI
đầy đủ
  • 1S/Cu.2N3/c;2*1-3-2/q+2;2*-1
ChemSpider21106430
Thuộc tính
Công thức phân tửCu(N3)2
Khối lượng mol147,582 g/mol
Bề ngoàitinh thể vàng nâu
Khối lượng riêng2,61 g/cm³[1]
Điểm nóng chảy 215 °C (488 K; 419 °F) (nổ)[2]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước0,008 g/100 mL (20 ℃)[2]
Độ hòa tantạo phức với amonia, cacbohydrazit
Cấu trúc
Dữ liệu chất nổ
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnổ, rất độc
NFPA 704

4
3
4
 
PELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[3]
RELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[3]
IDLHTWA 100 mg/m³ (tính theo Cu)[3]
Ký hiệu GHSThe exploding-bomb pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)GHS06: Toxic
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Cation khácĐồng(I) azua
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế

sửa

Đồng(II) azua có thể thu được bằng cách cho đồng(II) nitrat phản ứng với natri azua:

 

Ngoài ra, một lượng azua cũng được hình thành do tác dụng của dung dịch axit hydrazoic với đồng. Trong trường hợp này, amonia, nitơhydrazin có thể là sản phẩm phụ tùy thuộc vào nồng độ axit và nhiệt độ.[4]

Tác dụng của axit hydrazoic với đồng(I) oxit cũng tạo ra đồng(II) azua:[4]

 

Tùy thuộc vào độ tinh khiết của sản phẩm, màu của đồng(II) azua có thể là vàng, lục đến nâu.

Tính chất vật lý

sửa

Đồng(II) azua không có ứng dụng thực tế do độ nhạy cực cao của nó đối với khả năng tự nổ.

Tiêu chí Giá trị
Tốc độ nổ 5000–5500 m·s−1[5]
Nhiệt do cháy 67,23 kcal g −1
Năng lương̣̣ hoaṭ hóa 26,5 kcal mol −1
Tương đương với tetryl 0,001 g
Tương đương với PETN 0,0004 g

Độ nhạy tác động lên máy:[6]

Tiêu chí Giá trị
Giảm trọng lượng, g 600
Giới hạn trên, mm 70
Giới hạn dưới, mm 10

Theo một số đặc điểm, đồng(II) azua vượt trội hơn nhiều loại ngòi nổ khác, ví dụ, 0,4 mg đồng(II) azua có thể tạo ra vụ nổ PETN, trong khi để đạt được hiệu quả tương tự, cần sử dụng 10 mg chì(II) azua.

Tính chất hóa học

sửa

Khi đun nóng dung dịch azua trong nước, quá trình thủy phân xảy ra với sự tạo thành muối kiềm của đồng(II) azua:

 

Một số muối phức ít nổ hơn đã được biết đến, chẳng hạn như Cu(NH3)4(N3)2 và Li4Cu(N3)6.

Độc tính

sửa

Giống như tất cả các muối azua khác, đồng(II) azua là một loại muối có độc tính cao.

Muối kiềm

sửa

Cu(N3)2 có thể tạo ra các loại muối kiềm, công thức tổng quát là Cu(N3)2·xCu(OH)2. Các muối sau đã được biết đến:

  • Cu(N3)2·Cu(OH)2 (= CuOHN3) – chất rắn vàng nâu;
  • Cu(N3)2·2Cu(OH)2 – chất rắn vàng lục;
  • Cu(N3)2·3Cu(OH)2 – chất rắn lục.

Cu(N3)2·8CuO cũng được biết đến, dưới dạng chất rắn lục lam.[7]

Hợp chất khác

sửa

Cu(N3)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Cu(N3)2·2NH3 là tinh thể lục lam, D = 1,99 g/cm³[1] hay Cu(N3)2·4NH3 là tinh thể màu dương, nổ ở 202 °C (396 °F; 475 K).[8]

Cu(N3)2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như Cu(N3)2·CON4H6 là tinh thể lục.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Handbook... (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 tháng 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 7 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ a b Handbook of Inorganic Compounds (Dale L. Perry; CRC Press, 19 tháng 4, 2016 - 581 trang), trang 143. Truy cập 7 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0150”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  4. ^ a b Багал Л. И. «Химия и технология инициирующих взрывчатых веществ» М. 1975.
  5. ^ Wojciech Pawowski, Andrzej Radomski. Inicjujce materiay wybuchowe jako istotne skadniki samodziaowych urzdzeñ wybuchowych, tr. 21–22 Cu(N3)2. Problemy Kryminalistyki 251/06. Bản lưu trữ tại Wayback Machine.
  6. ^ “Данные о соединении на сайте Exploders.Info”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ Primary Explosives (Robert Matyáš, Jiří Pachman; Springer Science & Business Media, 12 tháng 3, 2013 - 338 trang), trang 98. Truy cập 7 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ Encyclopedia of Explosives and Related Items, Tập 1 (Basil Timothy Fedoroff; Picatinny Arsenal, 1960), trang A-281. Truy cập 7 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 35,Phần 1-6 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1990), trang 387. Truy cập 13 tháng 3 năm 2021.