Đồng(I) phosphide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Đồng(I) photphua)

Đồng(I) phosphide là một hợp chất vô cơ, có thành phần cấu tạo gồm hai nguyên tố phosphorđồng, có công thức hóa học được quy định là Cu3P. Ngoài ra, trong Anh ngữ, nó còn mang nhiều cái tên khác nhau như:copper(I) phosphide, cuprous phosphide, cuprophosphorus và phosphor copper. Hợp chất này không có phản ứng với nước.

Đồng(I) phosphide
Cấu trúc của đồng(I) phosphide
Danh pháp IUPACcopper(I) phosphide
Tên khácTricopper phosphide
Cuprơ phosphide
Cuprum(I) phosphide
Tricuprum phosphide
Tricopper monophosphide
Tricuprum monophosphide
Nhận dạng
Số CAS12019-57-7
PubChem159399
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cu+].[Cu+].[Cu+].[PH6-3]

InChI
đầy đủ
  • 1/3Cu.P/q3*+1;-3
ChemSpider9725097
Thuộc tính
Công thức phân tửCu3P
Khối lượng mol221,6117 g/mol
Bề ngoàitinh thể vàng xám
Điểm nóng chảy 900 °C (1.170 K; 1.650 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
MagSus-33,0·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Đồng(I) phosphide có vai trò khá quan trọng trong các hợp kim của đồng, hợp chất này là chất tẩy uế rất tốt của đồng. Hợp chất này có thể được sản xuất trong lò phản ứng hoặc trong một nồi nung, ví dụ: bởi một phản ứng của phosphor đỏ với một vật liệu giàu nguyên tố đồng. Ngoài ra, nó cũng có thể được điều chế bằng phương pháp quang hóa, bằng cách chiếu xạ đồng(II) hypophotphit với tia cực tím.[1] Khi bị chiếu ánh sáng cực tím, đồng phosphide phát ra huỳnh quang.

Một màng đồng phosphor màu xanh đen tạo thành phosphor trắng khi trở thành dung dịch muối đồng; các dấu vết chứa phosphor do đó phải được rửa bằng dung dịch đồng(II) sunfat 1%. Các hạt hợp chất này này sau đó có thể dễ dàng loại bỏ, được sự trợ giúp từ nguyên lý phát ra huỳnh quang của chúng. Việc hình thành lớp bảo vệ bằng hợp chất đồng(I) phosphide cũng được sử dụng trong trường hợp ăn phải phosphor, khi rửa dạ dày bằng đồng(II) sunfat được sử dụng như một phần của phương pháp chữa bệnh.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Electrophotographic elements and processes. United States Patent 4113484”. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ “Copper Poisoning: Introduction”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.