Địa lý Azerbaijan
Azerbaijan là quốc gia ở vùng Kavkaz, điểm cầu nối giữa châu Âu và Tây Á. Địa lý Azerbaijan có ba đặc điểm chính: Biển Caspi tạo thành ranh giới tự nhiên ở phía đông; dãy núi Đại Kavkaz ở phía bắc; trong khi trung tâm đất nước là vùng đất bằng rộng lớn.[1] Tổng diện tích đất liền của Azerbaijan là 86.600 km vuông, ít hơn 1% diện tích đất liền của Liên Xô cũ. Trong số ba quốc gia ngoại Kavkaz, Azerbaijan là nước có diện tích đất liền lớn nhất. Azerbaijan có hai đơn vị hành chính đặc biệt là Cộng hòa tự trị Nakhchivan – bị Armenia ngăn cách với phần còn lại của đất nước, và Khu tự trị Nagorno-Karabakh, nằm hoàn toàn trong Azerbaijan. Nagorno-Karabakh hiện là vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Armenia.
Lục địa | Châu Âu/Châu Á |
---|---|
Vùng | Kavkaz |
Tọa độ | 40°30′B 47°30′Đ / 40,5°B 47,5°Đ |
Diện tích | Xếp hạng thứ 112 |
• Tổng số | 86.600 km2 (33.400 dặm vuông Anh) |
• Đất | 99.87% |
• Nước | 0.13% |
Đường bờ biển | 713 km (443 mi) |
Điểm cao nhất | Bazarduzu Dagi 4,485 m (15 ft) |
Điểm thấp nhất | Biển Caspi −28 m (−92 ft) |
Sông dài nhất | Sông Kura 1,514 km (1 mi) |
Hồ lớn nhất | Hồ chứa nước Mingäçevir 605 km2 (234 dặm vuông Anh) |
Khí hậu | Cận nhiệt đới ẩm ở phía đông nam, cận nhiệt đới khô ở trung tâm và phía đông |
Địa hình | Đồi núi và vùng đất thấp |
Tài nguyên thiên nhiên | Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, sắt, kim loại màu, bô xít |
Thiên tai | Hạn hán và lũ lụt, mực nước biển Caspi dâng cao |
Vấn đề môi trường | ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, sa mạc hóa, chất thải nguy hại, rác biển, ô nhiễm tàu thuyền |
Vùng đặc quyền kinh tế | Không, Biển Caspi được xác định là hồ |
Azerbaijan tọa lạc ở phía nam dãy Kavkaz. Nước này giáp biển Caspi về phía đông, Gruzia và Nga về phía bắc, Iran về phía nam, và Armenia về phía tây nam và tây.[1] Một phần Nakhchivan giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía tây bắc. Baku là thủ đô của Azerbaijan. Đây đồng thời là bến cảng lớn nhất trên biển Caspi và từ lâu đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dầu mỏ Azerbaijan.[2][3]
Lãnh thổ và biên giới
sửa- Diện tích
-
- Tổng: 86.600 km² – hạng: 113
- Đất: 82.629 km²
- Nước: 3.971 km²
- Ghi chú: Bao gồm cả Cộng hòa tự trị Nakhchivan và khu Nagorno-Karabakh; Xô viết tối cao Azerbaijan vào ngày 26 tháng 11 năm 1991 đã hủy bỏ quyền tự trị của Nagorno-Karabakh.
- So sánh diện tích
-
- Úc: lớn hơn Tasmania
- Canada: lớn hơn New Brunswick
- Anh Quốc: lớn hơn một chút so với Scotland
- Hoa Kỳ: nhỏ hơn một chút so với Maine
- EU: nhỏ hơn một chút so với Bồ Đào Nha
- Đường biên giới
-
- Tổng: 2.468 km
- Giáp với: Armenia (với lãnh thổ chính Azerbaijan) 566 km, Armenia (với lãnh thổ tách rời Nakhchivan) 221 km, Gruzia 428 km, Iran (với lãnh thổ chính Azerbaijan) 432 km, Iran (với lãnh thổ tách rời Nakhchivan) 700 km, Nga 338 km, Thổ Nhĩ Kỳ 17 km
- Đường bờ biển
- Gần như nội lục, nhưng có bờ dài 713 km với Biển Caspi.
- Yêu sách biển
- Không
- Địa hình
-
- vùng đất bằng rộng lớn (phần lớn nằm dưới mực nước biển) với dãy Đại Kavkaz ở phía bắc, vùng núi cao ở phía tây
- Độ cao cực trị
-
- Điểm thấp nhất: Biển Caspi –28 m
- Điểm cao nhất: Bazarduzu Dagi 4.485 m (nằm trên biên giới với Nga)
- Điểm cao nhất nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Azerbaijan: Shah Dagi 4.243 m
Đảo
sửaTài nguyên và sử dụng đất
sửa- Tài nguyên thiên nhiên
- Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu, bô xít
- Đất sử dụng
-
- Đất canh tác: 22,95%
- Đất trồng thường xuyên: 2,79%
- Khác: 74,26% (ước tính năm 2012)
- Đất thủy lợi
-
- 14.250 km² (2010)
- Tổng tài nguyên nước có thể tái tạo
-
- 34,68 km³ (2011)
- Sử dụng nước ngọt (hộ gia đình/công nghiệp/nông nghiệp)
-
- Tổng: 12,21 km³/năm (4%/18%/78%)
- Bình quân: 1.384 m³/năm (2010)
Tham khảo
sửa- ^ a b Curtis, Glenn E. (1995). Armenia, Azerbaijan, and Georgia: country studies (ấn bản thứ 1). Washington, D.C.: Federal Research Division. tr. 99–101. ISBN 0-8444-0848-4. OCLC 31709972. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ “CIA Site Redirect — Central Intelligence Agency”. www.cia.gov (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.
- ^ “The World Factbook — Central Intelligence Agency”. www.cia.gov (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.
Tài liệu tham khảo chính
sửa- Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc CIA World Factbook.