Đặng Thế Khoa (1593-1656) là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Đặng Thế Khoa
Liêm quận công
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1593
Nơi sinh
Hà Nội
Mất1656
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đặng Tiến Vinh
Phối ngẫu
Trịnh Thị Ngọc Trân, Tạ Thị Phái, Tạ Thị Dưỡng
Hậu duệ
Đặng Thế Xưng, Đặng Tiến Thu, Đặng Thị Ngọc Huân
Tước hiệuLiêm quận công
Quốc tịchnhà Lê trung hưng

Thân thế

sửa

Đặng Thế Khoa người làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ông là con Nghĩa quốc công Đặng Tiến Vinh.

Sự nghiệp

sửa

Thời trẻ Đặng Thế Khoa có tài văn học, được chúa Trịnh Tráng để ý. Vì cha ông thuộc dòng dõi nhà võ nên ông được xếp vào hàng võ tướng. Đến niên hiệu Đức Long (1629-1635) thời Lê Thần Tông, ông được phong tước Liêm quận công.

Năm 1644, ông đi trấn thủ Sơn TâySơn Nam. Năm 1645, ông đi đánh quân MạcThái Nguyên, được phong làm Tả đô đốc.

Sang năm 1647, ông đổi sang làm Tả thị lang bộ Hộ, Bồi tụng. Nhiều người giữ chức trong Phủ liêu của chúa Trịnh bị kiện vì ăn hối lộ đều bị giáng chức, riêng ông không dính dáng gì, được chúa Trịnh Tráng khen ngợi, thăng làm Thượng thư bộ Binh, vào phủ chúa làm Tham tụng cùng với Nguyễn Nghi, Dương Trí Trạch.

Đặng Thế Khoa cầm quyền trong 4 năm, giữ phép công bằng, không thiên vị cho người nào.[1]

Tháng 2 năm 1656, ông mất, thọ 64 tuổi, được truy tặng là Thiếu phó, gia phong làm phúc thần.

Nhận định

sửa

Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau:[1]

Ông là con nhà huân phiệt, học thức rộng rãi, giữ mình trong sạch và kiệm ước. Bấy giờ ai cũng khen

Gia đình

sửa

Chính thất phu nhân của Trịnh Thế Khoa là quận chúa Trịnh Thị Ngọc Trân, sinh năm Ất Mão (1615), là con gái thứ 3 của Trịnh Tráng, em gái cùng mẹ của Phó tướng Khê Quận công Trịnh Trượng, được phong tặng Đoan Trang Công chúa.[2][3] Vì mà không có con trai nên phủ chúa Trịnh đã chọn Thọ Lộc hầu Đặng Thế Trình làm con thừa tự của bà.

Trước khi cưới quận chúa thì Đặng Thế Khoa từng có 2 người vợ. Nguyên phối phu nhân là Tạ Thị Phái không có con, ông cưới em gái bà là Tạ Thị Dưỡng. Bà Dưỡng sinh được 1 người con trai là Thụy Lộc hầu Đặng Thế Xưng. Về sau Đặng Thế Xưng cưới quận chúa Trịnh Thị Ngọc Bính – con gái thứ 2 của Sùng Nghĩa vương Trịnh Kiều – và sinh được 5 con trai, 4 con gái.[4]

Ngoài ra, ông còn có một thiếp thất họ Chu, người xã Chúc Lý, sinh được 1 trai 1 gái, con trai là Phương Lộc hầu Đặng Tiến Thu, con gái là Đặng Thị Ngọc Huân, gả cho cấp sự trung Nguyễn Danh Chấn.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Ngô Thế Long (2006). Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội (biên tập). Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên, Lương Xá – Hà Tây 鄧家譜系纂正實錄, 鄧家譜記續編 (bằng tiếng Việt, Pháp, và Trung). Nhà xuất bản Thế giới. OCLC 75256727.
  • Phan Huy Chú (1960). Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1. Lịch triều hiến chương loại chí. Nhà xuất bản Sử học. OCLC 916604726.
  • Viện khảo cổ học (2004). Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003. Viện khảo cổ học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. OCLC 271692288.

Chú thích

sửa