Nước Đằng (chữ Hán: 滕國; bính âm: Ténggúo, từ năm 1046 TCN – 414 TCN) là một nước chư hầu cổ đại của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, theo 《Hán Thư. Địa Lý Chí》 chép tổng cộng truyền được 31 đời vua.

Đằng quốc
Tên bản ngữ
  • 滕国
1046 TCN–414 TCN
Vị thếHầu quốc
Thủ đôĐằng (nay thuộc tây nam huyện Đằng tỉnh Sơn Đông)
Hầu 
• 1046 TCN
Đằng Thác Thúc
• 414 TCN
?
Lịch sử 
• Chu Vũ Vương phân phong
1046 TCN
• Bị Việt diệt, có sách nói là Tống hoặc Tề diệt
414 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Việt hoặc Tống, Tề (nước)

Nguồn gốc

sửa

Vua nước Đằng họ , sau khi Chu Vũ Vương diệt nhà Thương xong, liền ban phong đất đai cho tôn thất và các công thần làm chư hầu, vào năm 1046 TCN Thác Thúc Tú (là con thứ 14 của Chu Văn Vương) được phong đất Đằng, gọi là Đằng Thúc Tú, thành Đằng cổ là thủ đô của nước Đằng cách thành phố Đằng Châu tỉnh Sơn Đông 7 km. Có giả thuyết khác cho rằng trước nước Đằng được phong ở đất Vệ, về sau đổi sang vùng Sơn Đông.

Lịch sử

sửa

Vào thời Xuân Thu, nước Đằng và nước Lỗ có quan hệ mật thiết với nhau, đó là năm thứ 7 đời Lỗ Ẩn công (năm 716 TCN) được Khổng Tử chép lại trong cuốn sách sử nổi tiếng của mình là Kinh Xuân Thu

Diệt vong

sửa

Năm 414 TCN nước Đằng bị Việt Vương Câu Tiễn đánh phá, trở thành một nước phụ thuộc. Sang thời Chiến Quốc lại bị Tống Khang Vương tiêu diệt hoàn toàn, tuy nhiên có thuyết khác nói nước Đằng bị nước Tề tiêu diệt, theo như ghi chép trong sách 《Thế Tộc Phả》.

Những ghi chép khác

sửa
  • Năm 712 TCN, Đằng hầu Mỗ (712 - 700 TCN?) và Tiết hầu cùng tới triều kiến Lỗ Ẩn công, hai bên tranh giành vị trí trước sau trong lễ nghi, sau đó vì nước Đằng là họ Cơ nên được ưu tiên.
  • Thời Chiến Quốc, Khổng Tử từng đến nước Đằng bái kiến Đằng Văn công

Quân chủ nước Đằng

sửa
Thụy hiệu Họ tên Thời gian tại vị Thân phận và ghi chú
1 Đằng Thác Thúc Chu Vũ Vương Nguyên Niên - ? Em trai Chu Vũ Vương
Khảo sát giữa 13 đời bị mất
14 Đằng hầu Mỗ ? ─ 716 TCN
15 Đằng hầu Mỗ 715 TCN ─ ? Con của tiền nhiệm Đằng hầu Mỗ
Khảo sát giữa 1 đời bị mất
17 Đằng Tuyên công Anh Tề ? ─ 641 TCN Sau Đằng hầu Dịch
18 Đằng Hiếu công Trịnh 640 TCN ─ ? Đỗ Dự dẫn 《 Thế Bản 》 Nói Tuyên Công sau có Hiếu Công Trịnh
19 Đằng Chiêu công Nguyên ? ─ 600 TCN Con Đằng Hiếu công
20 Đằng Văn công Hoành 599 TCN575 TCN Con Đằng Chiêu công
21 Đằng Thành công Nguyên, 《 Công Dương Truyện 》 Danh Tuyền 574 TCN539 TCN Con Đằng Văn công
22 Đằng Điệu công Ninh 538 TCN513 TCN Con Đằng Thành công
23 Đằng Khoảnh công Kết 512 TCN491 TCN Con Đằng Điệu công
24 Đằng Ẩn công Ngu Vô 490 TCN484 TCN Con Đằng Khoảnh công
25 Đằng Khảo công Khuân 483 TCN ─ ? Con Đằng Ẩn công, Triệu Kỳ 《Khổng Tử Chương Cú》 nói Khảo Công tức Định Công. Đỗ Dự dẫn 《Thế Bản》 Nói Ẩn Công sau có Khảo Công
Không rõ về giữa đời thứ 3
Đằng Định công ? ─ 327 TCN Sau Đằng Khảo Công. Triệu Kỳ 《 Khổng Tử Chương Cú 》 nói Khảo Công tức Định Công
Đằng Văn công, một thuyết khác là Đằng Nguyên công Hoằng 326 TCN ─ ? 《 Thế Bản 》 nói con Định công
Năm tháng và quan hệ không rõ
Đằng Trọng Cha Đằng Hầu Mộc [1] 《Đằng Hầu Mộc Tu》
Đằng hầu Mộc Con Đằng Trọng[1] 《Đằng Hầu Mộc Tu》
Đằng hầu Hổ Hổ 《Đằng Hổ Quỹ》
Đằng hầu Kỳ Kỳ 《Đằng hầu Kỳ Qua》
Đằng hầu Hạo Hạo 《Đằng hầu Hạo Qua》

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Phùng Phong "Tảo Trang Đông Giang Mộ Địa xuất thổ Kim Văn Nhân Danh Thích Giải" (馮峰)《棗莊東江墓地出土金文人名釋解[liên kết hỏng]