Đằm mình
Đằm mình (Wallowing) hay còn gọi là đầm mình hoặc đắm mình ở động vật là hành vi thư giãn ở các loài động vật sống trên cạn trong đó các loài vật lăn lộn cơ thể trong các bãi bùn (tắm bùm), ngâm nước (đằm mình xuống nước) hoặc rúc vào tuyết hay cát (tắm cát) còn gọi là các "bãi tắm" hay một số khác thích lăn lộn trong bụi bặm thường được gọi là tắm bụi. Hình vi đằm mình cũng thường được kết hợp với các hành vi, động tác khác để thực hiện nhiều mục đích như voi thường hút và phun bùn đất lên cơ thể mình sau khi "trát tường" bằng bùn để tạo ra một lớp "phủ" dày hơn, hoặc lợn sẽ để bùn khô trước khi cọ mình vào cây hoặc đá để loại bỏ các ký sinh trùng bị đông cứng trong các tảng bùn khô. Bùn là chất nền ưa thích, sau khi thấm nước, lớp bùn ướt sẽ làm mát, và có lẽ là lớp bảo vệ trên cơ thể.
Lợi ích
sửaNhững ích lợi của việc đằm mình của các loài vật được cho là để:
- Điều hòa nhiệt độ, cụ thể là làm mát cơ thể giữa trời oi bức, ví dụ thường thấy ở lợn nhà (Sus scrofa), tê giác Ấn Độ lớn (Rhinoceros unicornis), khỉ (Phacochoerus aethiopicus), voi (họ Elephantidae). Lợn thiếu các tuyến mồ hôi chức năng và hầu như không có khả năng thở hổn hển. Để điều nhiệt, chúng dựa vào việc ngâm mình trong nước hoặc bùn để làm mát cơ thể.
- Tạo lớp "kem chống nắng" tự nhiên dưới cái nắng chói chang ví dụ như lợn, lợn nanh sừng, voi
- Tập tính gây hấn ở những con đực, thường là gây hấn theo nghi thức ví dụ như ở hươu đỏ (Cervus elaphus), bò rừng châu Âu (Bison bonasus), hươu nai nói chung
- Loại bỏ ngoại ký sinh (ký sinh ngoài da) ví dụ như tê giác trắng (Ceratotherium simum), Bò rừng Mỹ (Bison bison), lợn nanh sừng.
- Tạo sự gắn kết xã hội ví dụ Bò rừng Mỹ, hoặc trâu nước thường đằm mình chung với nhau ở các bãi tắm
- Chữa lành do hiện tượng thay lông ví dụ Bò rừng châu Âu, hải cẩu voi (chi Mirounga)
- Làm liền vết thương do côn trùng cắn, châm chích, đốt ví dụ như trân Tamaraw (Bubalus mindorensis), bò rừng Mỹ, heo vòi (Tapirus bairdii), lợn nanh sừng và voi.
- Chơi đùa, hay nô đùa ở nhũng con thú non ví dụ như Bò rừng Mỹ.
- Dưỡng da (ngăn ngừa mất nước) dẫn đến khô nẻ da, ví dụ như hà mã (Hippopotamus)
- Ngụy trang - ví dụ như lợn nanh sừng.
- Đánh dấu mùi hương - Một số động vật đi tiểu trước khi chui vào và lăn lộn trong đó, có lẽ là một dạng hành vi đánh dấu mùi hương
- Lựa chọn hệ vi sinh vật trên da ví dụ như ở ngựa.
Hình ảnh
sửa-
Một con hổ nuôi nhốt đang đằm mình trong một cái ao để làm mát và thư giãn
Tham khảo
sửa- The Free Dictionary. "Wallowing". Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- Dictionary.com. "Wallowing". Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- Vestergaard, K.S. and Bjerg, B., (1996). Wallowing behavior in fattening pigs, In: I.J.H. Duncan, T.M. Widowski and D.B. Haley (Eds). Proc. Thirtieth International Cong. International Soc. Appl. Ethol., The Colonel K.L. Cambell Centre for the Study of Animal Welfare, Ontario, Canada. p. 66.
- Pal, B.C. and Bhattacharyya, A., (1986). Wallowing behavior and wallows used by great Indian one-horned Rhinoceros at Garumara and Jaldapara wildlife sanctuaries, West Bengal, India. Proc. Zoologic. Soc., Calcutta, 35: 79-83
- Maryland Zoo in Baltimore. "Common Warthog Phacochoerus africanus". Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
- Klappenbach, L. "Elephants". About.Com. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
- Bracke, M. (2011). Review of wallowing in pigs: Description of the behaviour and its motivational basis. Applied Animal Behaviour Science, 132: 1-13 doi:10.1016/j.applanim.2011.01.002
- Struhsaker, T. (1967). Behavior of elk (Cervus canadensis) during the rut.[dead link] Z. Tierpsychol., 24: 80-114
- Geist, V. (1982). Adaptive behavioral strategies, In: J.W. Thomas and D.E. Toweill, (Eds). Elk of North America. Stackpole Books, Harrisburg, Pennsylvania. pp. 219–278
- Zhi-Tao, L., Jan-Hua, D., Yan-Ling, S., Zhi-Gao, Z. and Qiong, Z. (2007). Wallowing behavior of Hainan Eld’s deer Cervus eldi hainanus male during the rut and its function in reproduction. Current Zoology (formerly Acta Zoologica Sinica), 53(3): 417-424 [1]
- "White rhinoceros". 2012. Archived from the original on ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- Mooring, M.S. and Samuel, W.M., (1998). Tick defense strategies in bison: the role of grooming and hair coat. Behaviour, 135: 693-718
- Natur Spot. "Warthog (Phacochoerus aethiopicus) - Long-legged, fast and not at all defenceless". Archived from the original on ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- Reinhardt, V., (1985). Quantitative analysis of wallowing in a confined bison herd. Acta Theriol., 30: 149-156
- Cabon-Racyznska, R.M., Krasinska, Z.A., Krasinska, J.M. and Wojcik, J.M. (1987). Rhythm of daily activity and behavior of European bison in the Bialowieze Forest in the period without snow cover. Acta Theriol., 32: 335-372
- Momongan, V.G. and Walde, G.I., (1993). Behavior of the endangered tamaraw (Bubalus mindorensis Heude) in captivity. Asia Life Sci. 2: 241-250
- McMillan, B.R., Cottam, M.R. and Kaufman, D.W. (2000). Wallowing behavior of American bison (Bos bison) in Tallgrass Prairie: An examination of alternate explanations. The American Midland Naturalist, 144:X [2] Archived 2016-02-25 at the Wayback Machine
- Soper, J.D., (1941). History, range, and home life of the northern bison. Ecology Monographs, 11: 347-412
- Morris, D. (2005). "Face to face with big nose" (PDF). BBC Wildlife. Archived from the original (PDF) on ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- McHugh, T.S., (1958). Social behavior of the American buffalo (Bison bison bison). Zoologica, 4: 1-40
- Klappenbach, L. "Hippopotamus-Hippopotamus amphibius". About.com. Archived from the original on ngày 15 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
- Valerius Geist (1998). Deer of the World: Their Evolution, Behaviour, and Ecology. Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-0496-0.
- Keck, S. "Elk (Cervus Canadensis)". Archived from the original on ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- Scott, Julia (2014-05-22). "My No-Soap, No-Shampoo, Bacteria-Rich Hygiene Experiment". The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập 2020-08-18.
- Ng, J., S.C.; Zainal-Zahari, Z.; Nordin, A. (2001). "Wallows and wallow utilization of the Sumatran rhinoceros (Dicerorhinus Sumatrensis) in a natural enclosure in Sungai Dusun Wildlife Reserve, Selangor, Malaysia". Journal of Wildlife and Parks. 19: 7–12.