Thiết đậu
Thiết đậu[1] hay còn gọi đậu lăng (danh pháp khoa học: Lens culinaris), là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Friedrich Kasimir Medikus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1787.[2]
Lens culinaris | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Fabales |
Họ (familia) | Fabaceae |
Phân họ (subfamilia) | Faboideae |
Tông (tribus) | Vicieae |
Chi (genus) | Lens |
Loài (species) | L. culinaris |
Danh pháp hai phần | |
Lens culinaris Medik., 1787 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Danh sách
|
Thiết đậu là một phần của chế độ ăn của con người từ thời kỳ đồ đá mới tiền gốm, là một trong những cây họ đậu đầu tiên được thuần hóa ở vùng Cận Đông.[3] Bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã ăn đậu lăng 9.500 đến 13.000 năm trước đây.[3]
Loài này có quả đậu ăn được. Nó là cây mọc thành bụi rậm rạp, sống một năm, cao khoảng 40 cm (16 in) với các hạt hình thấu kính. Mỗi quả đậu thường chứa 2 hạt.
Các giống thiết đậu gieo trồng có nguồn gốc từ phân loài hoang dã L. culinaris subsp. orientalis, mặc dù các phân loài khác cũng có thể đóng góp một số gen.[4] Không giống như tổ tiên hoang dại, thiết đậu thuần hóa có quả đậu không nứt và hạt không ngủ đông.[4]
Phân loài
sửa- Lens culinaris subsp. microsperma (Baumg.) N.F.Mattos, 1971
- Lens culinaris subsp. odemensis (Ladiz.) M.E.Ferguson, Maxted, van Slageren & L.D.Robertson, 2000
- Lens culinaris subsp. orientalis (Boiss.) Ponert, 1972
- Lens culinaris subsp. tomentosus (Ladiz.) M.E.Ferguson, Maxted, van Slageren & L.D.Robertson, 2000
Sản xuất
sửaQuốc gia | Tấn | |||
---|---|---|---|---|
Năm 2016, sản xuất đậu lăng toàn cầu là 6,3 triệu tấn, với Canada chiếm 51% và Ấn Độ chiếm 17% sản lượng toàn cầu (xem bảng).[5]
Saskatchewan là khu vực sản xuất lớn nhất tại Canada (95% sản lượng toàn Canada).[6] Năm 2016, Thống kê Canada thông báo sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, thu hoạch từ diện tích 5.700.000 mẫu Anh (2.300.000 ha).[7]
Hình ảnh
sửaChú thích
sửa- ^ Mục loài 3923, Cây cỏ Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000.
- ^ The Plant List (2010). “Lens culinaris”. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
- ^ a b Shyam S. Yadav, David McNeil, Philip C. Stevenson (chủ biên) (2007). Lentil: An Ancient Crop for Modern Times. Berlin: Springer Science & Business Media. ISBN 9781402063121. OCLC 213090571.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ a b Sauer, Jonathan D. (2017). Historical Geography of Crop Plants: A Select Roster. Routledge. ISBN 9781351440622.
The primary progenitor of the cultigen is evidently L. orientalis native to the Near East; the other species may have contributed some genetic diversity to the crop. L. culinaris (L. esculentus), the domesticate, differs from the wild species in having indehiscent pods, due to a single recessive gene, and nondormant seeds.
- ^ a b “Production of lentils in 2016; Crops/World Regions/Production Quantity from pick lists”. United Nations, UN Food and Agriculture Organization, Statistics Division (FAOSTAT). 2017. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Lentils”. Lentils.org. 2018. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Lentil: 2016 Specialty Crop Report” (PDF). Government of Saskatchewan. 2017. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
Liên kết ngoài
sửa- Dữ liệu liên quan tới Lens culinaris tại Wikispecies
- Tư liệu liên quan tới Lens culinaris tại Wikimedia Commons
- Crop Wild Relatives Inventory[liên kết hỏng] reliable information source on where and what to conserve ex-situ, regarding Lens genepool
- All types of lentils & uses Lưu trữ 2009-02-07 tại Wayback Machine
- Lentils - Country Production, Consumption, Exports, and Imports Statistics
- Alternative Field Crops Manual: Lentil
Nghiên cứu thêm
sửa- Alan Davidson, The Oxford Companion to Food. ISBN 0-19-211579-0
- S S Yadav et al. Lentil: An Ancient Crop for Modern Times. (2007). Springer Verlag. ISBN 9781402063121.