Đấu tranh bạo lực (giản thể: 武斗; phồn thể: 武鬥; Hán-Việt: Võ đấu; bính âm: wǔdòu), đề cập đến những xung đột bạo lực giữa các phe phái khác nhau (chủ yếu là Hồng vệ binh và "phái tạo phản" bao gồm hầu hết là sinh viêncông nhân) trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966–1976) ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[2][3][4][5][6] Các xung đột phe phái bắt đầu ở Thượng HảiTrùng Khánh vào tháng 12 năm 1966, sau đó lan sang các khu vực khác của Trung Quốc vào năm 1967, đẩy cả nước rơi vào tình trạng nội chiến.[6][7][8][9][10] Hầu hết các cuộc đấu tranh bạo lực diễn ra sau khi các nhóm tạo phản giành được quyền lực và dần dần vượt khỏi tầm kiểm soát vào năm 1968, buộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như chính phủ phải thực hiện nhiều biện pháp can thiệp vào mùa hè năm 1968.[11]

Nghĩa trang Cách mạng Văn hóa ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ít nhất 1.700 người thiệt mạng trong cuộc xung đột phe phái bạo lực ở Trùng Khánh, với 400–500 người trong số họ được chôn cất tại nghĩa trang này.[1]

Trong phần lớn vũ khí chiến đấu, các nhóm tạo phản có được thông qua những cuộc đột kích vào các kho vũ khí hoặc được hỗ trợ trực tiếp từ các cơ sở quân sự địa phương. Vũ khí được sử dụng trong xung đột vũ trang bao gồm khoảng 18,77 triệu khẩu súng (một số người nói là 1,877 triệu[12]), 2,72 triệu quả lựu đạn, 14.828 khẩu đại bác, hàng triệu loại đạn dược khác và thậm chí cả xe bọc thép và xe tăng.[6] Giới nghiên cứu đã chỉ ra rằng số người chết trong các cuộc đấu tranh bạo lực dao động từ 300 nghìn đến 500 nghìn, trong khi một số tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ rằng 237.000 người đã thiệt mạng và 7.030.000 người khác bị thương hoặc tàn tật vĩnh viễn.[6][13][14][15] Những cuộc đấu tranh bạo lực nổi bật bao gồm các trận hỗn chiến ở Trùng Khánh, Tứ XuyênTừ Châu.[1][6][16]

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa
 
Thành lập Ủy ban Cách mạng Thượng Hải năm 1967

Các cuộc đụng độ phe phái đầy bạo lực ở Thượng HảiTrùng Khánh vào tháng 12 năm 1966 được coi là cuộc đấu tranh bạo lực quy mô lớn đầu tiên ở Trung Quốc đại lục.[17][18] Tháng 1 năm 1967, các phe phái ở Thượng Hải bắt đầu "Bão táp tháng Giêng" nhờ đó mà Công xã Nhân dân Thượng Hải mới được thành lập.[19][20] Sau khi nhận được sự ủng hộ từ chính Mao Trạch Đông, "mô hình Thượng Hải" dần dần lan sang các khu vực khác của Trung Quốc, khi mà những phe phái này bắt đầu đoạt quyền từ chính quyền địa phương rồi lập nên các ủy ban cách mạng.[6][19][20] Những cuộc nắm quyền này đã tỏ ra thành công ở các tỉnh Sơn Tây, Hắc Long Giang, Sơn ĐôngQuý Châu với sự hỗ trợ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nhưng không thành công ở nơi nào khác.[21] Các cuộc đấu tranh bạo lực trên khắp Trung Quốc leo thang đáng kể vào mùa hè năm 1967 sau khi vợ của Mao Trạch Đông là Giang Thanh thúc đẩy ý tưởng "Văn Công Võ Vệ (文攻武卫)", nghĩa là "tấn công bằng lý trí, phòng thủ bằng vũ lực".[22][23] Trong thời gian này, một loạt các nhóm và phe phái chính trị trỗi dậy và sụp đổ chóng mặt trên khắp Trung Quốc - tình trạng thường dẫn đến xung đột đẫm máu giữa các nhóm.[24]

Động cơ và hệ tư tưởng

sửa

Cách mạng Văn hóa đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh quyền lực cả trong Đảng Cộng sản và sự chống chống từ phái tả. Xung đột phe phái giữa Hồng vệ binh và các tổ chức nổi dậy xảy ra vì nhiều lý do: một số đơn thuần chỉ hòng chiếm giữ và thống trị quyền lực chính trị, một số khác đấu tranh vì những bất bình giai cấp đã có từ trước, trong khi vẫn phải vật lộn nhiều hơn để tồn tại trong tình trạng hỗn loạn của các liên minh thay đổi mau chóng. Một trong những lý do chính dẫn đến chủ nghĩa bè phái đang nổi lên là do sự bất mãn trong xã hội và khả năng tiếp cận các đặc quyền. Ví dụ, ở Quảng Đông, giao tranh giữa các Hồng vệ binh xuất thân từ giới sinh viên thường dựa trên khả năng đăng ký gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản và nhận thấy triển vọng thăng tiến.[25] Andrew Walder viết rằng định hướng chính trị của các phe phái Hồng vệ binh thường có thể phản ánh nhóm xã hội của những thành viên, với động cơ kinh tế và xã hội sâu xa là động lực dẫn đến xung đột.[26] Một trong những yếu tố quyết định đẩy sinh viên đến với các phe phái bảo thủ hay cấp tiến là mối quan hệ của họ với hệ thống tư tưởng Mao Trạch Đông xếp hạng con người dựa theo “nền tảng giai cấp” của họ. Nhiều người trong số họ không có 'nền tảng giai cấp tốt' và các đặc quyền liên quan có nhiều khả năng tham gia vào các phe phái cánh tả hơn.[25] Sinh viên trong những gia đình có các hiệp hội cán bộ thiên về khuynh hướng bảo thủ, và có nhiều khả năng bảo vệ cơ quan chính trị hiện có hoặc theo đuổi các hành động ôn hòa hơn nhiều.[25] Những phe phái 'bảo thủ' này có xu hướng mô tả thành phần cấp tiến là tràn trề "tinh thần cách mạng tiểu tư sản" và hành động chống lại chính quyền cách mạng đúng đắn.[27] Các phe phái tồn tại không chỉ trong giới sinh viên và công nhân mà còn hiện diện ngay cả trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Lạc vào một mạng lưới phức tạp gồm các liên minh và vị thế chính trị đang thay đổi, các đơn vị quân đội địa phương thường phải đương đầu với hai nhiệm vụ là giải thích những mệnh lệnh trái ngược nhau từ cấp trên rồi sau mới thực sự thực hiện chúng trong điều kiện hỗn loạn trong khu vực. Ví dụ, từ năm 1967 đến năm 1969, các đơn vị quân đội ở Từ Châu bị lôi kéo vào chính trị phe phái dân sự và bị chia rẽ mạnh mẽ thành các phe 'Thích phái' (tipai 踢派) và 'Chi phái' (zhipai 支派) dựa trên việc họ muốn ủng hộ cánh tả hay loại bỏ nó.[28] Những sự chia rẽ này được thúc đẩy từ niềm tin ý thức hệ, sự cạnh tranh và tham vọng cá nhân, cũng như nỗ lực thực tế nhằm hiểu được các mệnh lệnh từ chính quyền trung ương.[29]

Tuy nhiên, sự chia rẽ giữa các phe phái không chỉ là vấn đề về các vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Các câu hỏi về chiến lược và chiến thuật cũng là một yếu tố. Trong những cuộc tranh luận này, câu hỏi liệu một phe phái là “cấp tiến” hay “bảo thủ” có thể ngày càng trở nên mù mờ. Theo quy định, sự phân chia rõ ràng giữa 'bảo thủ' và 'cấp tiến' trở nên khó duy trì hơn khi bước sang năm 1967, và các nhóm phụ sẽ gây ra xung đột ngay cả trong các phe phái hiện có. Một ví dụ minh họa là tình hình ở Quảng Châu, nơi một nhóm “cấp tiến” sụp đổ thành hai phe riêng biệt về vấn đề liệu có nên nắm quyền ngay lập tức hay không (và do đó giảm thiểu cả sự tham gia của công chúng lẫn việc cải tổ các quan chức đảng) hoặc sau này với cơ sở chính trị rộng lớn hơn được rút ra.[30] Những phe phái phụ này, ở các địa phương khác nhau, đôi khi tan rã thành những cuộc đấu đá nội bộ thậm chí còn sâu sắc hơn vì những quan điểm tư tưởng nhỏ nhặt, vốn được thúc đẩy bởi những hoàn cảnh thay đổi trên sân khấu quốc gia. Thông thường trong những trường hợp này, các phe phái này không đại diện cho bất cứ tầng lớp xã hội riêng biệt nào. Cuộc giao tranh ngày càng trở thành một nỗ lực nhằm thống trị chính trường và đảm bảo quyền kiểm soát liên tục của phe mình trước sự thiệt hại của phe khác. Các sự kiện diễn ra ở cấp độ chính trị trong giới thượng lưu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến phong trào, và một phần quan trọng của Đấu tranh bạo lực là nỗ lực không ngừng để không đứng về phía sai trái của cuộc chiến chính trị đang được tiến hành trong bộ máy quan liêu và trong cơ quan chính quyền.[31] Nỗ lực giành được sự ưu ái của giới thượng lưu có thể khiến các phe phái cạnh tranh tham gia vào một vòng xoáy các hành động ngày càng cấp tiến, tách rời khỏi niềm tin tư tưởng cốt lõi của các thành viên, như đã xảy ra với các cuộc đối đầu bạo lực leo thang tại Đại học Thanh Hoa trong suốt năm 1967 và 1968.[32] Đôi khi, sự hỗ trợ nhận được từ trung tâm có thể mang tính tùy tiện hoặc dựa trên những nhận thức sai lầm về sự tuân thủ tương đối giữa một phe so với đối thủ của họ.[33] Thế nhưng, ở những điểm khác nhau, niềm đam mê và niềm tin chính trị của những phần tử tham gia phe phái đều là những yếu tố quyết định quan trọng như nhau và không nên bỏ qua để ủng hộ những động cơ hoàn toàn hoài nghi và thực dụng.[32]

Leo thang và đỉnh điểm

sửa
 
Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông lúc bấy giờ, trò chuyện với Hồng vệ binh (tháng 8/1967).

Phần lớn giai đoạn đầu của các cuộc đụng độ phe phái liên quan đến ẩu đả trên đường phố, ném gạch đá và bạo lực ở mức độ thấp. Tuy nhiên, sau sự kiện Vũ Hán ngày 20 tháng 7 năm 1967, Giang Thanh cho rằng những kẻ phản cách mạng xuất hiện trong quân đội nên đã công khai đề xuất ý tưởng "Văn Công Võ Vệ (文攻武卫)", hay "tấn công bằng lý trí, phòng thủ bằng vũ lực".[22] Ý tưởng này của Giang được Văn hối báo công bố vào ngày 23 tháng 7. Đồng thời, Mao Chủ tịch kêu gọi "vũ trang cánh tả trên toàn quốc", khuyến khích thành phần cấp tiến và lôi kéo một số đội ngũ Quân Giải phóng về phía phái tạo phản.[34] Các cuộc xung đột phe phái sau đó bước vào một giai đoạn bạo lực mới làm rung chuyển cả nước. Các loại vũ khí như súng, lựu đạn, đại bác và thậm chí cả xe tăng đều được sử dụng trong trận chiến.[22][23] Theo một số tài liệu, các phe phái khác nhau nhận được vũ khí từ các nhánh quân đội hỗ trợ, trong khi một số phe phái thậm chí còn đột kích các kho vũ khí địa phương hoặc tự chế tạo súng.[6][23] Tổng số súng được sử dụng trong các cuộc đấu tranh bạo lực là khoảng 18,77 triệu[6] (một số người nói là 1,877 triệu[12]). Những diễn biến này đã đưa nhiều vùng của đất nước rơi vào tình trạng nội chiến ảo.[35][36]

Chấm dứt

sửa

Mùa hè năm 1968, các cuộc đấu tranh bạo lực đã vượt khỏi tầm kiểm soát ở một số nơi. Cuối cùng, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là tổ chức duy nhất có khả năng lập lại trật tự đất nước, nên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc buộc phải đưa ra một số thông báo để dừng các trận chiến này lại.[11] Kết quả là các phe phái dần dần giao nộp vũ khí và giải tán các đội vũ trang của mình, hoặc bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trấn áp. Bạo lực phe phái ở cấp địa phương giảm nhanh chóng sau thời điểm này, và các cuộc thanh trừng được thực hiện trong phong trào Thanh lọc đội ngũ giai cấp sẽ báo trước sự kết thúc của phần này của Cách mạng Văn hóa.

Số người chết

sửa

Giới nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra rằng số người chết trong các cuộc đấu tranh bạo lực dao động từ 300.000 đến 500.000 người.[6][13][37] Các trường hợp đấu tranh bạo lực nghiêm trọng bao gồm các trận chiến ở Lô Châu, Từ ChâuTrùng Khánh, mỗi trận đều chứng kiến cái chết của ít nhất hàng nghìn người.

Một tài liệu chính thức mang tên Sự thật về các phong trào chính trị lịch sử kể từ khi thành lập nước (建国以来历史政治运动事实) của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1996 tuyên bố rằng 237.000 người đã chết vì các cuộc đấu tranh bạo lực, và 7.030.000 người khác bị thương hoặc tàn tật vĩnh viễn.[6][14][15][37]

Tuy vậy, Andrew G. Walder lập luận rằng số người chết trong đấu tranh bạo lực do Hồng vệ binh nổi dậy hoặc các nhóm tạo phản gây ra chỉ là một phần nhỏ so với số người chết do các cuộc thanh trừng bạo lực dưới bàn tay của lực lượng nhà nước, chẳng hạn như trong phong trào Thanh lọc đội ngũ giai cấp. Walder đặt số người chết vào tay các tổ chức tạo phản từ năm 1966 đến năm 1971 là 37.046 người. Để so sánh, Walder đặt số người chết vào tay lực lượng nhà nước trong cùng thời kỳ là 130.378 người.[38]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Buckley, Chris (4 tháng 4 năm 2016). “Chaos of Cultural Revolution Echoes at a Lonely Cemetery, 50 Years Later”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ Jian, Guo; Song, Yongyi; Zhou, Yuan (23 tháng 7 năm 2015). Historical Dictionary of the Chinese Cultural Revolution (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield. ISBN 978-1-4422-5172-4.
  3. ^ Jian, Guo; Song, Yongyi; Zhou, Yuan (17 tháng 9 năm 2009). The A to Z of the Chinese Cultural Revolution (bằng tiếng Anh). Scarecrow Press. ISBN 978-0-8108-7033-8.
  4. ^ Walder, Andrew G. (tháng 12 năm 2006). “Factional Conflict at Beijing University, 1966–1968” (PDF). The China Quarterly. 188: 1023–1047. doi:10.1017/S0305741006000531. S2CID 36643030. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Andreas, Joel (tháng 8 năm 2002). “Battling over Political and Cultural Power during the Chinese Cultural Revolution”. Theory and Society. 31 (4): 463–519. doi:10.1023/A:1020949030112. JSTOR 3108513. S2CID 55652966.
  6. ^ a b c d e f g h i j Song, Yongyi. “Chronology of Mass Killings during the Chinese Cultural Revolution (1966-1976)”. Sciences Po (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ Phillips, Tom (11 tháng 5 năm 2016). “The Cultural Revolution: all you need to know about China's political convulsion”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ “August 2016: The Chinese Cultural Revolution at Fifty | Origins: Current Events in Historical Perspective”. Ohio State University. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  9. ^ “1980年:法拉奇对话邓小平”. Phoenix New Media (bằng tiếng Trung). 19 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ “1980年邓小平接受外媒专访:坦率回应敏感话题”. Sina (bằng tiếng Trung). 26 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  11. ^ a b “1968年大事记”. The Central Government of the People's Republic of China (bằng tiếng Trung). 8 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ a b Yang, Jisheng (4 tháng 7 năm 2017). 天地翻覆: 中国文化大革命历史 (bằng tiếng Trung). 天地图书.
  13. ^ a b Ding, Shu (8 tháng 4 năm 2016). “文革死亡人数统计为两百万人”. Independent Chinese PEN Center (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ a b “文革五十周年:必须再来一次反文革”. www.hybsl.cn (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ a b “1967:"革命样板戏"开始推行_大国脚印:网友心中60年最具影响力的60件事”. Tencent (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ Ramzy, Austin (14 tháng 5 năm 2016). “China's Cultural Revolution, Explained”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ He, Shu (1 tháng 8 năm 2010). 為毛主席而戰——文革重慶大武鬥實錄 (bằng tiếng Trung). Joint Publishing HK. ISBN 978-962-04-2995-8.
  18. ^ Frazier, Mark W. (16 tháng 5 năm 2019). The Power of Place: Contentious Politics in Twentieth-Century Shanghai and Bombay (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-1-108-48131-1.
  19. ^ a b “China: The January Storm”. Institute of Peace and Conflict Studies. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ a b “A Short History of Shanghai”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2020.
  21. ^ Wemheuer, Felix. A social history of Maoist China : conflict and change, 1949-1976. tr. 204. ISBN 978-1-107-12370-0. OCLC 1090439919.
  22. ^ a b c “Glossary (English to Chinese)” (PDF). The British Museum.
  23. ^ a b c “(2)"文攻武卫". Renmin Wang. 26 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2020.
  24. ^ Wemheuer, Felix. A social history of Maoist China : conflict and change, 1949-1976. tr. 204. ISBN 978-1-107-12370-0. OCLC 1090439919.
  25. ^ a b c Chan, Anita; Rosen, Stanley; Unger, Jonathan (1980). “Students and Class Warfare: The Social Roots of the Red Guard Conflict in Guangzhou (Canton)”. The China Quarterly. 83: 397–446. doi:10.1017/s030574100001290x. ISSN 0305-7410. S2CID 154982790.
  26. ^ Walder, Andrew. Fractured Rebellion : The Beijing Red Guard Movement. tr. 257–260. ISBN 978-0-674-05478-3. OCLC 1262307607.
  27. ^ Rosen, Stanley (1977). “The Radical Students in Kwangtung During the Cultural Revolution”. The China Quarterly. 70: 390–399. doi:10.1017/s0305741000022013. ISSN 0305-7410. S2CID 144728829.
  28. ^ Guoqiang, Dong; Walder, Andrew G. (4 tháng 9 năm 2017). “Forces of Disorder: The Army in Xuzhou's Factional Warfare, 1967–1969”. Modern China. 44 (2): 139–169. doi:10.1177/0097700417729123. ISSN 0097-7004. S2CID 148715322.
  29. ^ Tanigawa, Shinichi (21 tháng 6 năm 2017). “The Policy of the Military "Supporting the Left" and the Spread of Factional Warfare in China's Countryside: Shaanxi, 1967–1968”. Modern China. 44 (1): 35–67. doi:10.1177/0097700417714159. ISSN 0097-7004. S2CID 148920995.
  30. ^ Yan, Fei (13 tháng 5 năm 2014). “Rival Rebels”. Modern China. 41 (2): 168–196. doi:10.1177/0097700414533633. ISSN 0097-7004. S2CID 145108614.
  31. ^ Walder, Andrew. Fractured Rebellion : The Beijing Red Guard Movement. tr. 257–260. ISBN 978-0-674-05478-3. OCLC 1262307607.
  32. ^ a b Zheng, Xiaowei (22 tháng 3 năm 2006), “Passion, Reflection, and Survival: Political Choices of Red Guards at Qinghua University, June 1966-}uly 1968”, The Chinese Cultural Revolution as History, Stanford University Press, tr. 60–63, doi:10.1515/9780804767989-003, ISBN 9780804767989, S2CID 246167750, truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022
  33. ^ Yan, Fei (13 tháng 5 năm 2014). “Rival Rebels”. Modern China. 41 (2): 168–196. doi:10.1177/0097700414533633. ISSN 0097-7004. S2CID 145108614.
  34. ^ Wemheuer, Felix. A social history of Maoist China : conflict and change, 1949-1976. tr. 204. ISBN 978-1-107-12370-0. OCLC 1090439919.
  35. ^ “Glossary (English to Chinese)” (PDF). The British Museum.
  36. ^ “(2)"文攻武卫". Renmin Wang. 26 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2020.
  37. ^ a b Song, Yongyi (11 tháng 10 năm 2011). “文革中"非正常死亡"了多少人?”. China News Digest (bằng tiếng Trung).
  38. ^ Walder, Andrew G. (2014). “Rebellion and Repression in China, 1966–1971”. Social Science History. Cambridge University Press. 38 (3 & 4): 513–539. doi:10.1017/ssh.2015.23. S2CID 143087356.