Đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi

thể loại con của thể loại trò chơi điện tử chiến lược thời gian thực

Đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (tiếng Anh: Multiplayer online battle arena hay viết tắt là MOBA), cũng biết đến với tên khác là chiến lược hành động thời gian thực (ARTS) là một thể loại con của thể loại trò chơi video chiến lược thời gian thực, trong đó một người chơi có thể điều khiển một nhân vật thuộc một trong hai đội tham gia. Mục tiêu của thể loại chơi này là phá hủy công trình chính của địch và trợ giúp tiêu diệt quân địch do máy điều khiển theo thời gian ở các làn đường chơi.

Bản đồ đặc trưng của một trận đấu MOBA. Các vạch vàng nhạt là các làn đường; các chấm bi xanh, đỏ là các công trình phòng thủ như tháp canh; vòng cung màu nhạt là khu vực cơ sở của hai đội; và góc tròn tô đậm là công trình nhà chính cần phá hủy để giành chiến thắng. Vùng màu xanh lá lớn trên bản đồ thường có địa hình hiểm trở, khó đi lại.

Các nhân vật trong trò chơi có các khả năng khác nhau và nhiều ưu điểm có thể cải thiện quá trình chơi, đồng thời góp phần vào chiến lược tổng thể của đội. Do sự kết hợp của các trò chơi hành động và các trò chơi chiến lược thời gian thực, các người chơi thường không xây dựng bất kỳ công trình hay nâng cấp quân lính nào cả.

Nguồn gốc của thể loại trò chơi có thể bắt nguồn từ Aeon of Strife (AoS), một dạng bản đồ tùy chọn cho trò chơi StarCraft.[1]

Đến đầu những năm 2010, thể loại này đã trở thành một phần lớn của thể loại Esports. Năm 2018, giải thưởng cho thể loại này đạt hơn 60 triệu USD, chiếm 40% tổng giải thưởng esports của năm. Các giải đấu chuyên nghiệp esports lớn được tổ chức tại các địa điểm có thể chứa hàng chục ngàn khán giả và được phát trực tuyến. Một lượng fan hùng hậu đã mở ra cơ hội tài trợquảng cáo, cuối cùng dẫn dắt thể loại này trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu.

Lối chơi

sửa

Mỗi trận đấu bao gồm 2 đội đối lập nhau, mỗi đội thường có 5 người chơi. Những người chơi trong một đội thi đấu cùng nhau để đạt được chiến thắng cuối cùng, đó là phá hủy công trình chính của đối phương và bảo vệ được chính công trình của mình.[2] Đội đầu tiên phá hủy công trình chính của đối thủ sẽ giành chiến thắng trong trận đấu. Phá hủy các cấu trúc khác trong phần lãnh địa của đội đối phương có thể mang lại những lợi ích khác. Các cấu trúc phòng thủ, thường là "tháp" hay "trụ" được đặt đều trên các làn đường (lane) và tự động tấn công người chơi đối phương khi họ lại gần phạm vi phòng thủ của tháp.[3] Mỗi đội được hỗ trợ bởi các đơn vị điều khiển tự động tương đối yếu, được gọi là "lính", định kỳ xuất hiện theo nhóm ở cả hai căn cứ và diễu hành xuống các lane trong bản đồ đi về phía căn cứ của địch thủ. Các đơn vị "lính" này sẽ hỗ trợ và là công cụ cho những người chơi tấn công tháp và công trình chính của đối thủ, đồng thời lượng tiền và kinh nghiệm sẽ được thêm cho những người chơi khi tiêu diệt lính, giúp họ nhanh tăng cấp độ và tăng sức mạnh. Game MOBA thường có ba lane trên bản đồ là những cách chính để đi từ căn cứ này sang căn cứ khác. Các làn đường này được gọi là làn đường trên (Top), giữa (Mid) và dưới cùng (Bottom). Giữa các làn đường là một khu vực chưa được khám phá được gọi là "rừng rậm" (jungle).[4]  "Rừng rậm" là nơi cư trú của những con quái vật trung lập thù địch với cả hai đội và xuất hiện ở các địa điểm được đánh dấu trên bản đồ được gọi là "trại".  Đánh bại quái vật trung lập mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho người chơi và đội của họ, chẳng hạn như tăng cường sức mạnh, thêm tiền và kinh nghiệm cho đội và cường hóa khả năng đẩy đường.

Một người chơi được chọn và điều khiển một nhân vật bất kỳ trong trò chơi, được gọi là "tướng". Mỗi tướng sẽ có những bộ kỹ năng riêng nhất định. Khi một tướng tham gia tiêu diệt kẻ thù hoặc tự giết chết kẻ thù, họ sẽ được cộng điểm kinh nghiệm và vàng cho phép tướng lên cấp và mua vật phẩm tại cửa hàng. Nếu một tướng hết máu sẽ được coi là chết, họ sẽ bị loại khỏi trò chơi tạm thời trong 1 khoảng thời gian cho đến hồi sinh lại tại tế đàn để tiếp tục cuộc chiến, thời gian hồi sinh sẽ lâu dần khi càng về cuối game. Ngoài ra các tướng còn có chỉ số năng lượng hay "mana" để sử dụng được các kỹ năng có sẵn.[5]

Mỗi người chơi thường nhận được một lượng vàng nhỏ mỗi giây trong suốt quá trình chơi. Một lượng vàng vừa phải được thưởng cho việc giết chết các đơn vị lính của đối phương và số lượng lớn hơn được thưởng cho việc giết chết chính các kẻ thù. Vàng được sử dụng để mua một loạt các vật phẩm khác nhau trong cửa hàng xuyên suốt trận đấu. Điều này liên quan đến việc cải thiện khả năng chiến đấu của người chơi, mặc dù có thể có các vật phẩm hỗ trợ những cách khác nhau.[6] Khi các tướng của mỗi đội trở nên mạnh hơn, họ có thể sử dụng nhiều chiến thuật để đạt được lợi thế. Những chiến lược này có thể bao gồm đảm bảo các mục tiêu, giết chết các tướng kẻ thù và đạt được cấp độ cao hơn bằng cách giết chết các đơn vị lính. Một đội càng mạnh, họ càng có khả năng tiêu diệt đội kẻ thù và căn cứ của họ, cũng như bảo vệ chính họ.

Vai trò nhân vật

sửa

Trong hầu hết các tựa game MOBA, các tướng được phân chia theo vai trò riêng của mình như "Hỗ trợ", "Đỡ đòn", "Xạ thủ", "Đấu sĩ", "Pháp sư", "Sát thủ", số lượng và loại vai trò có thể khác nhau tùy thuộc vào trò chơi.[7] Với mỗi phân loại biểu thị các bộ kỹ năng và trình độ khác nhau. Mỗi người chơi trong một đội thường sẽ chọn cho mình 1 vị tướng tương ứng với 1 vai trò trong game như 1 chiến thuật cơ bản nhất. Mỗi vai trò sẽ đại diện cho 1 lane trên bản đồ.

  • Xạ thủ: là các tướng đánh xa hi sinh khả năng phòng ngự và độ đa dụng để tập trung vào việc gây ra nguồn sát thương lớn và liên tiếp vào các mục tiêu đơn lẻ, đặc biệt dựa chủ yếu vào các đòn đánh thường để gây sát thương cho đối thủ hơn là việc sử dụng các kỷ năng. Các xạ thủ có khả năng gây ra lượng lớn sát thương và là nguồn sát thương chủ yếu của mỗi đội hình về giai đoạn cuối trận đấu.
  • Pháp sư: là những tướng tầm xa chủ yếu sử dụng những chiêu thức mạnh mẽ nhiều hơn các đòn đánh thường. Những pháp sư thường có bộ kĩ năng kết hợp tầm xa, diện rộng hoặc cơ động. Một pháp sư giỏi sẽ có sức ảnh hưởng cực lớn với bất cứ đội hình nào nhờ vào bộ kĩ năng đa dạng và lối chơi linh hoạt của mình.
  • Đấu sĩ: là một nhóm tướng đa dạng, mạnh cả trong việc gây sát thương và nhận sát thương. Chúng thường mang trên mình khả năng gây sát thương theo thời gian cao cũng như những nội tại phòng thủ mạnh mẽ nên đấu sĩ thường tìm kiếm mục tiêu cho riêng mình. Nhưng do tầm đánh ngắn, chúng thường gặp nguy hiểm nếu không áp sát được bởi khả năng khống chế của đối phương.
  • Sát thủ: là những vị tướng khá cơ động, có nhiệm vụ dồn sát thương vào một mục tiêu cực mạnh. Chúng thường thiếu khả năng phòng thủ, nhưng ngược lại có khả năng áp sát từ xa, nhanh chóng hạ gục mục tiêu quan trọng và cũng rút về một cách nhanh chóng. Sát thủ thường được chọn cho vai trò đi rừng.
  • Hỗ trợ: là những vị tướng có sát thương yếu, không hiệu quả trong giao tranh 1 vs 1 nhưng có những bộ kỹ năng phù hợp để giúp đồng đội dễ dàng tấn công kẻ địch hơn, đôi khi những vị tướng hỗ trợ có vai trò mở giao tranh hoặc giúp đồng đội hồi máu. Những vị tướng này có lượng máu không quá nhiều
  • Đỡ đòn: Cũng gần giống như các tướng hỗ trợ về vai trò, tuy nhiên Đỡ đòn có một lượng máu ban đầu nhiều nhất đội, điều này giúp Đỡ đòn tiên phong mở giao tranh bằng việc làm lá chắn giảm thiểu sát thương của kẻ địch để đồng đội bao vây tiêu diệt.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa

Nguồn gốc của thể loại game này có thể được bắt nguồn từ nhiều thập kỷ trước từ một trong những tựa game chiến lược thời gian thực (RTS) sớm nhất là Herzog Zwei năm 1989.[8] Tựa game sử dụng một công thức tương tự, trong đó mỗi người chơi điều khiển một đơn vị chỉ huy duy nhất ở một trong hai bên đối lập trên chiến trường.  Ảnh hưởng của Herzog Zwei được thể hiện rõ trong một số trò chơi MOBA sau này như Guilty Gear 2: Overture (2007) và AirMech (2012).

Khoảng 10 năm sau, công ty trò chơi máy tính Blizzard Entertainment đã phát hành trò chơi có tên là StarCraft (1998) với một bộ công cụ chỉnh sửa trò chơi được gọi là StarEdit. Những công cụ này cho phép người chơi thiết kế và tạo bản đồ tùy chỉnh với các quy tắc và lối chơi không chuẩn. Một modder (người sửa đổi phần mềm) được gọi là Aeon64 đã tạo ra một bản đồ tùy chỉnh có tên là Aeon of Conflict (AoS) và sau đó trở nên phổ biến. Một số tính năng chính được giới thiệu trong AoS đã trở thành nền tảng của thể loại MOBA sơ sinh.[9] Trong bản đồ Aeon of Conflict, người chơi điều khiển một đơn vị anh hùng mạnh mẽ duy nhất chiến đấu giữa ba làn đường được bảo vệ bởi các tháp phòng thủ. Tuy nhiên, địa hình bên ngoài các làn đường này gần như trống rỗng. Trong các phiên bản đầu tiên của trò chơi, các đơn vị anh hùng không có bất kỳ khả năng đặc biệt nào. Thay vào đó, người chơi đã chi vàng cho việc nâng cấp vũ khí và áo giáp.

Thập niên 2000 - định hình thể loại

sửa

Năm 2002, Blizzard phát hành tựa game Warcraft III: Reign of Chaos (WC3). Cả đấu trường chiến đấu trực tuyến nhiều người chơi và các tiểu thể loại phòng thủ tháp đều có hình dạng đáng kể trong cộng đồng modding WC3. Một modder tên là Eul bắt đầu chuyển đổi Aeon of Conflict sang dạng giống Warcraft III, gọi là bản đồ Defense of the Ancients (Dota). Eul đã cải thiện đáng kể sự phức tạp của trò chơi từ bản mod Aeon of Conflict ban đầu. Ngay sau khi tạo bản đồ Dota tùy chỉnh, Eul đã dừng hoàn toàn việc mod phần mềm. Không có người kế nhiệm rõ ràng, các modder Warcraft III đã tạo ra nhiều bản đồ dựa trên Dota và có các nhân vật game khác nhau. Năm 2003, sau khi phát hành WarCraft III: The Frozen Throne, một người sáng tạo bản đồ tên là Meian đã tạo ra một biến thể Dota được mô phỏng chặt chẽ trên bản đồ của Eul, nhưng kết hợp các nhân vật từ nhiều phiên bản khác của Dota cùng tồn tại vào thời điểm đó. Được gọi là DotA: Allstars, nó được thừa kế sau vài tháng bởi một modder tên là Steve "Guinsoo" Feak, và dưới sự hướng dẫn của ông, nó đã trở thành tựa game thống trị của thể loại này. Sau hơn 1 năm duy trì Dota: Allstars, với việc phát hành bản cập nhật sắp sửa thay đổi đáng kể bố cục bản đồ, Guinsoo đã để lại sự phát triển cho phụ tá Neichus của mình vào năm 2005.  Sau vài tuần phát triển và một số phiên bản được phát hành, trách nhiệm được giao cho một modder tên là IceFrog, người đã khởi xướng những thay đổi lớn đối với cơ chế làm sâu sắc thêm sự phức tạp với lối chơi sáng tạo. Những thay đổi được thực hiện bởi IceFrog đã được đón nhận và số lượng người dùng trên diễn đàn Dota: Allstars được cho là đã đạt đỉnh hơn 1 triệu người chơi. Dota được cho là nguồn cảm hứng quan trọng nhất cho thể loại game MOBA trong những năm tới.[10]

2008 đến 2014 - phổ biến toàn cầu

sửa

Đến năm 2008, sự phổ biến của Dota đã thu hút sự chú ý của giới thương mại. Cuối năm 2009, tựa game đầu tay Liên Minh Huyền Thoại của Riot Games được phát hành, trở thành một cơn sốt trên thị trường trò chơi điện tử và chính thức mở ra một thời kỳ thịnh hành cho dòng game MOBA. Ban đầu nó được thiết kế bởi Steve Feak, một trong những người sáng tạo ban đầu của DotA: Allstars, ông đã tiếp tục áp dụng nhiều cơ chế và bài học mà ông đã học được từ mod. Cũng trong năm 2009, IceFrog, người đã phát triển DotA: Allstars, đã được Valve thuê để thiết kế phần tiếp theo của tựa game gốc nhằm cạnh tranh với Liên Minh Huyền Thoại

Năm 2010, S2 Games phát hành Heroes of Newerth với một phần lớn lối chơi và tính thẩm mỹ dựa trên DotA: Allstars.[11] Cùng năm đó, Valve được sự cộng tác của IceFrog đã công bố dự án Dota 2, tựa game này sau đó được bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của nhượng quyền thương mại sau vụ kiện với Riot Games liên quan đến vấn đề bản quyền. Năm 2012, Activision Blizzard đã giải quyết tranh chấp thương hiệu với Valve về việc sử dụng tên DOTA và công bố trò chơi độc lập của riêng họ mà sau này được đặt tên là Heroes of the Storm (2015). Dota 2 được phát hành vào năm 2013, và được Valve gọi là một trò chơi "chiến lược thời gian thực hành động".  Năm 2014, Hi-Rez Studios phát hành tựa game Smite, một MOBA với góc nhìn người thứ ba.

2015 đến nay - Xu hướng trên nền tảng di động

sửa

Với sự bùng nổ của thị trường điện thoại thông minh, nhiều công ty sản xuất dòng game này đã bắt đầu thiết kế những tựa game MOBA phù hợp với lối chơi trên Smartphone. Vainglory (2015) và Vương giả vinh diệu (Honor of Kings) (2015) là những cái tên sớm nhất của xu hướng này. Vương Giả Vinh Diệu được tập đoàn Trung QuốcTencent Games phát hành trên nền tảng IOSAndroid, tựa game có các vị tướng được đặt theo tên những nhân vật trong lịch sử Trung Hoa và chỉ được phát hành nội địa.[12] Do sự phổ biến ngày càng lớn của Vương Giả Vinh Diệu, một bản chuyển thể quốc tế hóa của tựa game này đã được phát triển bởi TiMi StudiosTencent Games vào năm 2016 cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc đại lục và được đổi tên thành Arena of Valor hay Liên Quân tại Việt Nam.[13] Những năm sau đó trên thị trường game MOBA di động còn xuất hiện thêm nhiều cái tên nổi bật khác như Mobile Legends: Bang Bang, Onmyoji Arena, Marvel Super War,...

Ngày 30 tháng 10 năm 2020, Riot Games đã phát hành tựa game Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến cho thị trường thế giới. Đây là bản chuyển thể trên nền tảng di động của Liên Minh Huyền Thoại vốn đã tồn tại rất lâu trên nền tảng PC.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Frequently Asked Questions”. GetDota.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ “Game MOBA đã thống trị như thế nào”. IGN Middle East (bằng tiếng Anh). 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Leahy, Brian (13 tháng 10 năm 2010). “Giải thích Dota và cách chơi”. Shacknews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ “Giới thiệu bản đồ của 1 tựa game MOBA”. The Meta (bằng tiếng Anh). 22 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ “Học chơi DOTA - sinh tồn cơ bản”. PlayDota.com. Lưu trữ bản gốc 25 Tháng tám năm 2012. Truy cập 28 tháng Mười năm 2010.
  6. ^ Biessener, Adam (13 tháng 10 năm 2010). “Valve's New Game Announced, Detailed: Dota 2”. Game Informer. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ “Vai trò của các vị tướng trong Liên minh huyền thoại”. Player.One (bằng tiếng Anh). 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ Greg Lockley (3 June 2014), MOBA: The story so far Lưu trữ 27 tháng 4 năm 2017 tại Wayback Machine, MCV
  9. ^ Dean, Paul (16 tháng 8 năm 2011). “Câu chuyện về DOTA”. Eurogamer. Gamer Network. Lưu trữ bản gốc 8 Tháng mười một năm 2016. Truy cập 6 Tháng tư năm 2014.
  10. ^ Funk, John (2 tháng 9 năm 2013). “MOBA, DOTA, ARTS: Giới thiệu ngắn gọn về thể loại game lớn nhất, không thể xuyên thủng nhất”. Polygon (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ Jackson, Leah (23 tháng 12 năm 2010). “Nhìn lại năm 2010: Năm của PC Games”. g4tv.com. Bản gốc lưu trữ 25 Tháng tám năm 2012. Truy cập 24 Tháng mười hai năm 2010.
  12. ^ Thông tin về game Vương giả vinh diệu
  13. ^ Webster, Andrew (18 tháng 12 năm 2017). “Tencent is bringing China's biggest game to the rest of the world”. The Verge (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.