Đất phèn tiềm tàng (theo phân loại FAO: Proto-Thionic Fluvisols) là đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa phèn. Đất phèn tiềm tàng được hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfat. Trong điều kiện yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS2.

Thành phần khoáng vật của đất phù sa phèn vùng nhiệt đới có thể rất đa dạng và tùy thuộc chủ yếu vào nguồn gốc của vật liệu phù sa.

Phẫu diện

sửa
 
Pyrit nằm trong tầng khử (màu xám đen) bị oxy hóa do oxy xâm nhập xuống, jarosit (màu vàng) và oxide sắt (màu nâu) được hình thành - Đất phèn vùng Đồng Tháp Mười-Việt Nam

Để có thể nhận dạng đất phèn, một trong những đặc điểm quan trọng nhất là hình thái phẫu diện đất. Do hiện diện trong điều kiện khử và có tầng sinh phèn nên thường nền đất có màu xám đen, nhất là nơi có chứa khoáng pyrit (FeS2). Mật độ và phân bố của các khoáng pyrit đủ để hình thành một tầng sinh phèn (sulfidic). Ngoài ra, trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều hợp chất khác như H2S, các oxide Fe, Al, các hợp chất hữu cơ...Một số nơi, nền đất có thể có màu xám hơi xanh nhưng quan sát kỹ thì chúng ta có thể nhận dạng ra được những đốm đen chen lẫn trong đất. Đất kém phát triển, không thuần thục nên thường không có cấu trúc hoặc có cấu trúc rất yếu trên tầng mặt. Thường đất có chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy đến bán phân hủy và có thể quan sát bằng mắt thường. Do phẫu diện đất thường được bão hòa nước thường xuyên nên ẩm độ đất khá cao ngay cả trong mùa khô

Tính chất

sửa

Độ pH của đất phèn tiềm tàng nằm trong khoảng trung tính do môi trường đất ở điều kiện khử, chưa bị oxy hóa. Đối với đất phèn tiềm tàng bị ảnh hưởng mặn ở vùng duyên hải thì giá trị pH đất có thể lớn hơn 7,0. Tuy nhiên, khi bị oxy hóa thì pH có thể hạ xuống rất nhanh, khi đó pH có thể hạ thấp dưới 2,0.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
Tiếng Anh
  • Bennema J. và Camargo M.N. 1979. Some remarks on Brazilian Latosols in relation to the Oxisols. In: Proceedings of the Second International Soil Classification Workshop. Part I.
  • Beinroth F.H. and Paramanthan S. (eds.) Malaysia, 28 August to ngày 1 tháng 9 năm 1978. Soil Survey Division, Land Development Department, Bangkok. pp. 233–261.
  • Driessen, P.M. and R. Dudal, 1991. The major soils of the world. Lecture notes on their geography, formation, properties and use. Wageningen University, Hà Lan and Katholieke Universiteit Leuven, Belgium. 310 pp.
  • Falkengren-Grerup, U. and Bergkvist, B.: 1995, ‘Effects of acidifying air pollutants on soil/soil solution chemistry of forest ecosystems’, Ann. Chim. 85, 317–327.
  • Lê Phát Quới, 2004. Basic of soil morphology in pedogenesis in the Plain of Reeds. Dotor thesis. The UAF.
  • Mohr, E.C.J., F.A. van Baren and J. van Schuylenborgh, 1972. Tropical soils. A comprehensive study of their genesis. 3rd Edition. Mouton, The Hague. 481 pp.
  • Moorman, F. R. and L. J. Pons, 1974. Characteristics of Mangrove soils in relation to their agricultural land use and potential. Proc. Int. Symp. on Biol. and Man. of mangro¬ves. Vol. II, p. 529-547.
  • Morman, F. R., 1961. The soils of the Republic of Vietnam, Min. of Agric. Saigon.
  • Nordstrom, D.K. (1982): Aqueous pyrite oxidation and the consequent formation of secondary iron minerals. In Acid Sulfate Weathering (J.A. Kittrick, D.S. Fanning, L.R.
Tiếng Việt
  • Giáo trình tài nguyên đất - Khoa Môi trường, Đại Học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (2005)
  • Giáo trình Đất lâm nghiệp - Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (2004)