Đảo chính quán bia

cuộc đảo chính thất bại của lãnh tụ Đảng Quốc xã Adolf Hitler

Đảo chính quán bia (tiếng Đức: Bürgerbräu-Putsch) hay Đảo chính Hitler-Ludendorff (tiếng Đức: Hitler-Ludendorff-Putsch) là cụm từ mà sử gia gọi biến cố xảy ra ngày 8 tháng 11 năm 1923 do Adolf Hitler điều động Đảng Đức Quốc xã gây ra, nhằm lật đổ chính quyền bang Bayern, từ đó dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar[cần dẫn nguồn].

Đảo chính quán bia

Marienplatz ở München trong Putsch Bia Hall
Thời gian8–9 tháng 11 năm 1923
Địa điểm48°07′49″B 11°35′31″Đ / 48,1304°B 11,592°Đ / 48.1304; 11.592
Hành độngHitler và các cộng sự đã lên kế hoạch chiếm giữ Munich và sau đó sử dụng Munich làm căn cứ cho một cuộc tuần hành chống lại chính phủ Cộng hòa Weimar của Đức
Kết quả
  • Reichswehr chiến thắng.
  • Putsch thất bại, bắt giữ NSDAP khả năng lãnh đạo.
Phiến quân v. Chính phủ

Đảng Quốc Xã

Cộng hòa Weimar

Chỉ huy và lãnh đạo
Hỗ trợ quân sự
2,000+ 130
Thương vong và tổn thất
16 Người chết
Khoảng một chục người bị thương
Nhiều người bị bắt và bị cầm tù
4 Người chết
Một vài người bị thương
Đảo chính quán bia trên bản đồ Đức
Đảo chính quán bia
Vị trí trong Đức

Nguyên nhân

sửa

Bang Bayern lúc bấy giờ do một tam đầu chế lãnh đạo: Gustav von Kahr (Thủ hiến bang), Đại tướng Otto von Lossow (tư lệnh quân đội ở bang) và Đại tá Hans von Seisser (Chỉ huy trưởng Cảnh sát Bayern). Tuy có thái độ thách thức với chính phủ trung ương, tam đầu chế này vẫn hành động thận trọng. Nhưng Hitler thấy rằng nếu để chính phủ trung ương có thêm thời gian và ổn định lại tình hình, Quốc xã sẽ mất cơ hội. Thêm nữa, Hitler cũng đang lo là tam đầu chế âm mưu một cuộc đảo chính không có ông để tách Bayern ra khỏi nước Đức. Với ý tưởng cực đoan cho một nước Đức hùng mạnh, thống nhất và theo chủ nghĩa quốc gia, Hitler kiên quyết chống đối ý đồ như thế.

Mục tiêu lớn lao của Hitler là chiếm chính quyền nước Đức, nhưng ông ta không có đủ sự hậu thuẫn để một mình lật đổ chính phủ. Ông cần có sự hậu thuẫn của bang Bayern, quân đội và cảnh sát. Bằng cách nào đó, ông phải đặt Kahr, Lossov và Seisser vào vị thế khiến cho họ phải hành động cùng với ông và không thể thối lui được. Ông ta quyết định bắt cóc tam đầu chế và ép buộc họ hành xử quyền hành theo ý ông muốn. Vì thế, trong một thời gian, Hitler đã có ý chiếm chính quyền bang Bayern để làm bàn đạp tiến lên chính phủ trung ương.

Sau vài âm mưu không thành, cơ hội đã đến. Báo chí đã đăng tải một thông báo vắn tắt cho biết, theo sự yêu cầu của vài tổ chức kinh doanh ở thành phố München, Thủ hiến Kahr sẽ đến phát biểu tại một buổi mít-tinh ở quán bia Bürgerbräukeller nằm ở vùng ngoại ô phía đông-nam thành phố. Đề tài phát biểu sẽ là về chính quyền Bayern. Tướng von Lossow, Đại tá von Seisser và nhiều nhân vật cao cấp khác sẽ hiện diện.

Có hai yếu tố khiến cho Hitler đi đến quyết định vội vã. Một là ông ta nghi ngờ Kahr có thể lợi dụng cuộc mít-tinh để tuyên bố nền độc lập cho Bayern và đưa vương triều Wittelsbach trở lại ngai vàng. Điều này đi ngược lại chủ trương của Hitler: một nước Đức thống nhất dưới chính thể độc tài không có vua, nên ông ta muốn ngăn chặn Kahr thực hiện việc này. Yếu tố thứ hai là cuộc mít-tinh tạo cơ hội quý báu để đẩy tam đầu chế vào rọ và uy hiếp họ tham gia cuộc cách mạng của Quốc xã. Thế nên, Hitler quyết định hành động lập tức. Các đội quân thuộc lực lượng bán quân sự SA[1] của Đảng Đức Quốc xã, dưới quyền chỉ huy của Ernst Julius Röhm, được khẩn cấp điều đến nhà hàng bia.

Quyển sách Mein Kampf

sửa

Mùa hè 1924 năm ấy, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được sử dụng làm nhà tù nhìn xuống dòng sông Lech, Adolf Hitler, tội nhân nhưng được đối xử như là khách danh dự, với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến đề bắt đầu đọc cho anh ta ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề Mein Kampf (Cuộc Tranh đấu của tôi).

Kết quả lâu dài

sửa

Cuộc bạo loạn tuy bị thất bại nhưng giúp cho Hitler được nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người, đó là người yêu nước và nhà anh hùng. Chẳng bao lâu, bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã đã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất. Mỗi năm, ngay khi Hitler đã nắm chính quyền, ngay lúc Thế chiến thứ hai đang tàn phá, Hitler đều trở về nhà hàng bia ấy ở München đúng vào ngày 8 tháng 11 để ban huấn từ cho đảng viên.

Năm 1935, Hitler, lúc này là Thủ tướng, ra lệnh khai quật thi hài của 16 đảng viên Quốc xã ngã xuống trong cuộc bạo loạn và đặt trong tòa lăng mộ Feldherrnhalle. Khi khánh thành lăng mộ, Hitler tuyên bố: "Họ đã đi vào cõi vĩnh hằng của nước Đức. Nơi đây, họ hiện thân cho nước Đức và che chở cho nhân dân ta. Nơi đây, họ nằm xuống như là những nhân chứng đích thực cho phong trào của chúng ta." Ông ta không nói thêm, và dường như không có người Đức nào còn nhớ, rằng họ chính là những người mà Hitler đã bỏ mặc cho chết khi ông ta bỏ chạy.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ SA (viết tắt từ tên Đức: Sturmabteilung), là đội quân riêng của Đảng Quốc xã, vì mặc đồng phục màu nâu nên còn được gọi là "Quân áo nâu", khác với lực lượng SS là "Quân áo đen."

Tham khảo

sửa
  • The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany của William L. Shirer, Nhà xuất bản Simon & Schuster, Inc. (1960).