Đảo Whitsunday là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Whitsunday nằm ngoài khơi bờ biển Trung Queensland, Úc. Tại đây có bãi biển Whitehaven được CNN.com đánh giá là bãi biển sinh thái thân thiện hàng đầu thế giới vào tháng 7 năm 2010.[1] Không nên nhầm lẫn hòn đảo này với đảo Pinaki thuộc quần đảo Tuamotu cũng được Samuel Wallis đặt tên là "Đảo Whitsunday" vào năm 1767. Hòn đảo này hiện không có người ở nhưng trong quá khứ nó đã từng là nơi định cư của người Ngaro. Khu trại đầu tiên trong số các khu trại trên đảo được thành lập bởi Eugene Fitzalan vào năm 1861 nhằm khai thác những cây thông lớn phục vụ cho xây dựng các tòa nhà ở đất liền.[2]

Whitsunday
Vịnh nhỏ Hill, 2003
Địa lý
Vị tríBiển San Hô
Quần đảoQuần đảo Whitsunday
Diện tích275,08 km2 (106,209 mi2)
Hành chính
Australia
BangQueensland
Local government areaHội đồng khu vực Whitsunday

Địa lý

sửa

Có thể đến đảo bằng thuyền từ các cảng du lịch trên đại lục như AirlieShute. Nó chứa nhiều điểm đến phổ biến cho cả du khách vào ban ngày và thủy thủ đoàn vào ban đêm, bao gồm bãi cát trắng tuyệt đẹp của bãi biển Whitehaven và vịnh nhỏ Hill, nơi neo đậu an toàn của cảng Cid và đường thủy được che chắn của vịnh nhỏ Gulnare. Trên đảo cũng có sáu khu cắm trại cho khách qua đêm.[3]

Được đặt tên bởi thuyền trưởng James Cook vào đầu tháng 6 năm 1770, hòn đảo có diện tích 27.508 ha (275,08 km2).[4] Xung quanh các vịnh ở phía bắc của đảo là những thảm cỏ biển hỗ trợ môi trường sống cho nhiều loại sinh vật biển.[5] Chuột túi Wallaby thông thường được nhìn thấy nhiều trên đảo.

Vùng biển ở đây ấm áp, trong vắt, nông, giàu dinh dưỡng và chảy nhanh do dòng thủy triều lớn khiến chúng rất phù hợp cho sự phát triển của các rạn san hô viền bờ.[6]

Thư viện ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Qld beach wins world eco-friendly award”. Sydney Morning Herald. Fairfax Media. ngày 20 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ “The Government Contracts at Port Denison”. The Courier. ngày 12 tháng 10 năm 1863.
  3. ^ “Whitsunday Islands National Park - Camping information”. Department of Environment and Resource Management. ngày 21 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ “Economics - Whitsunday Island”. Australian Natural Resources Atlas. Department of the Environment, Water, Heritage and the Arts. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ “Parks of the Whitsundays - Nature, culture and history”. Department of Environment and Resource Management. ngày 21 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ “Whitsunday Islands: Nature, culture and history”. Department of National Parks, Sport and Racing. ngày 1 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016.

Liên kết ngoài

sửa