Đảo Gough /ˈɡɒf/ là một hòn đảo núi lửa ở phía nam Đại Tây Dương. Nó là một hòn đảo thuộc nhóm đảo Tristan da Cunha và một phần của Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha, lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Hòn đảo không có người ở, ngoại trừ các nhân viên của một trạm dự báo thời tiết (thường là 6 người) theo một chương trình về môi trường tự nhiên ở Nam CựcNam Đại Dương đã duy trì liên tục trên đảo từ năm 1956. Đây là một trong những nơi xa xôi nhất có sự hiện diện của con người liên tục.

Đảo Gough và Inaccessible
Di sản thế giới UNESCO

Tiêu chuẩnThiên nhiên: vii, x
Tham khảo740
Công nhận1995 (Kỳ họp 19)
Mở rộng2004
Gough trên bản đồ Đại Tây Dương
Gough
Gough
Vị trí của đảo Gough trên Đại Tây Dương

Hòn đảo này lần đầu tiên được đặt tên là Ilha de Gonçalo Alvares trên bản đồ Bồ Đào Nha (Tây Ban Nha: Isla de Gonzalo Álvarez). Nó được đặt tên là đảo Gough sau khi thuyền trưởng Charles Gough nhìn thấy hòn đảo này vào năm 1732. Sự nhầm lẫn của người Bồ Đào Nha với tên vị thánh Gonçalo với ngôn ngữ Tây Ban Nha là Diego đã dẫn đến sự nhầm lẫn thành "đảo Diego Alvarez" trong nguồn tiếng Anh từ năm 1800 đến năm 1930.[1][2][3]

Địa lý

sửa

Đảo Gough là hình chữ nhật với chiều dài 13 km (8,1 dặm) và có chiều rộng 7 km (4,3 dặm). Nó có diện tích 91 km 2 (35 sq mi) và nơi cao nhất đạt trên 900 m (3.000 ft) so với mực nước biển.[4] Các đỉnh cao nhất trên đảo bao gồm Edinburgh Peak, Hags Tooth, Mount Rowett, Sea Elephant Bay, Quest Bay, và Hawkins Bay.

Xung quanh đảo còn có các đảo và đảo đá như đảo Tây Nam, đảo Saddle (Nam), Tristiana Rock, Isolda Rock (Tây), đảo Round, đảo Cone, Lot's Wife, Church Rock (Bắc), đảo Chim cánh cụt (Đông bắc), và đảo Đô đốc (Đông).. Đây là hòn đảo đơn, một nơi gồ ghề, hòn đảo gần nhất cách khoảng 400 km (250 dặm) về phía đông nam, cách đất liền gần nhất là tới Cape Town với 2.700 km (1.700 dặm), và hơn 3.200 km (2.000 dặm) tới điểm gần nhất của Nam Mỹ.

Thiên nhiên

sửa

Đảo Gough cùng với Inaccessible là khu bảo vệ động vật hoang dã, đã được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Nó đã được mô tả là một trong những hệ sinh thái ít biến động nhất và là một trong những nơi cư trú tốt nhất cho các loài chim biển ở Đại Tây Dương. Đặc biệt, gần như toàn bộ số lượng của loài chim hải âu Tristan (Diomedea dabbenena) và hải bão Đại Tây Dương (Pterodroma incerta) trên thế giới.[5] Tuy nhiên, tháng 4 năm 2007 các nhà nghiên cứu được công bố bằng chứng cho thấy tình trạng băng tan, cùng với việc chuột nhắt nhà sinh sôi quá nhanh (ăn trứng và chim non) có thể khiến hai loài này đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng.[6] Hòn đảo cũng là nơi sinh sống của loài chim kịch đảo Gough (Gallinula comeri),[7] và cực kỳ nguy cấp sơn ca Gough (Rowettia goughensis).

Với số lượng chim đa dạng, hòn đảo này được xác định là một vùng chim quan trọng (IBA) của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ các loài chim như là vùng chim đặc hữu và địa điểm sinh sản cho các loài chim biển, bao gồm các loài: chim cánh cụt Rockhopper phương Bắc (144.000 cặp chim bố mẹ), hải âu Tristan (1000-1500 cặp), hải âu bồ hóng (5000 đôi), hải âu vàng mỏ lớn Đại Tây Dương (5000 đôi), Pachyptila vittata (100.000 đôi), hải bão Kerguelen (20.000 cặp), hải bão lông mịn (50.000 cặp), hải bão Đại Tây Dương (20.000 cặp), hải bão cánh lớn (5000 đôi), hải bão xám (10.000 cặp), hải âu lớn (100.000 đôi), hải âu nhỏ (10.000 cặp), hải bão lưng xám (10.000 cặp), hải bão mặt trắng (10.000 cặp), hải bão bụng trắng (10.000 cặp), nhàn Nam Cực (500 cặp), Skuas Nam Cực (500 cặp), kịch đảo Gough (2500 cặp) và sơn ca Gough (3000 con)[8]

Khí hậu

sửa
Dữ liệu khí hậu của Đảo Gough
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 26.4
(79.5)
25.7
(78.3)
25.9
(78.6)
22.6
(72.7)
20.5
(68.9)
19.0
(66.2)
19.3
(66.7)
18.6
(65.5)
19.3
(66.7)
21.4
(70.5)
23.9
(75.0)
25.1
(77.2)
26.4
(79.5)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 17.2
(63.0)
17.4
(63.3)
16.9
(62.4)
15.4
(59.7)
13.7
(56.7)
12.4
(54.3)
11.5
(52.7)
11.2
(52.2)
11.5
(52.7)
12.9
(55.2)
14.9
(58.8)
16.2
(61.2)
14.3
(57.7)
Trung bình ngày °C (°F) 13.9
(57.0)
14.4
(57.9)
13.9
(57.0)
12.8
(55.0)
11.3
(52.3)
10.0
(50.0)
9.1
(48.4)
8.9
(48.0)
8.9
(48.0)
10.1
(50.2)
11.9
(53.4)
13.2
(55.8)
11.5
(52.7)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 11.1
(52.0)
11.6
(52.9)
11.3
(52.3)
10.4
(50.7)
8.9
(48.0)
7.6
(45.7)
6.6
(43.9)
6.5
(43.7)
6.6
(43.9)
7.8
(46.0)
9.4
(48.9)
10.3
(50.5)
9.0
(48.2)
Thấp kỉ lục °C (°F) 5.3
(41.5)
5.1
(41.2)
4.8
(40.6)
3.7
(38.7)
1.4
(34.5)
0.1
(32.2)
−0.9
(30.4)
−2.7
(27.1)
0.2
(32.4)
0.5
(32.9)
2.4
(36.3)
4.1
(39.4)
−2.7
(27.1)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 210
(8.3)
183
(7.2)
254
(10.0)
276
(10.9)
286
(11.3)
310
(12.2)
273
(10.7)
304
(12.0)
270
(10.6)
249
(9.8)
213
(8.4)
241
(9.5)
3.069
(120.9)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 16 13 18 19 21 22 23 21 20 18 16 18 225
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 81 82 82 82 82 83 83 83 81 81 81 81 82
Số giờ nắng trung bình tháng 183.8 148.8 123.3 95.6 83.7 60.4 71.7 87.5 101.6 128.5 161.4 182.9 1.429,2
Nguồn 1: NOAA[9]
Nguồn 2: climate-charts.com[10]

Bản đồ

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Report on the geological collections made during the voyage of the... British Museum (Natural History), Walter Campbell Smith, British Museum (Natural History) - 1930 "DIEGO ALVAREZ OR GOUGH ISLAND. By W. Campbell Smith. Gough Island, as it seems to be more usually called, lies about 200 miles south of the Tristan da Cunha group in latitude 40° S., longitude 10° W.1 It is about 8 miles long by 3..."
  2. ^ Plants of Gough Island: (Diego Alvarez) Erling Christophersen - 1934
  3. ^ The Antarctic dictionary: a complete guide to Antarctic English - Page 150 Bernadette Hince - 2000 -"I went for adventure. to have fun, Gough Island Gough Island was named I. de Goncalo Alvarez on early maps. after its discoverer. Portuguese navigator Goncalo Alvarez. The name was later corrupted to I. Diego Alvarez. and there was confusion about the locality. It was renamed after Captain Charles Gough of the British barque Richmond. who sighted the island in 1713."
  4. ^ “Gough Island”. Sanap.ac.za. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ Cuthbert, J. & Sommer, E. Population size and trends of four globally threatened seabirds at Gough Island, South Atlantic Ocean. Marine Ornithology 32: 97–103.
  6. ^ R M Wanless, A Angel, R J Cuthbert, G M Hilton and P G Ryan (2007). “Can predation by invasive mice drive seabird extinctions?”. Biology Letters. 3 (3): 241–244. doi:10.1098/rsbl.2007.0120. PMC 2464706. PMID 17412667.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Roots, Clive (2006). Flightless birds. Westport, Conn.: Greenwood Press. tr. 60. ISBN 0-313-33545-1. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  8. ^ “Gough Island”. Important Bird Areas factsheet. BirdLife International. 2012. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ “Gough Island Climate Normals 1961−1990” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2013.
  10. ^ “Climate Statistics for Gough Island, South Africa” (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 2 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa