Người Yazidi

(Đổi hướng từ Đạo Yazidi)

Người Yazidi (cũng còn gọi là Yezidi hoặc Êzidî) là một cộng đồng sắc tộc tôn giáo người Kurd bản địa tại bắc Lưỡng Hà. Tôn giáo của họ, Yazidi giáo, có liên hệ tới cả Hồi giáo, Kitô giáo, Do Thái giáo, Hỏa giáo, và tín ngưỡng Lưỡng Hà cổ đại. Cộng đồng Yazidi hiện có khoảng từ 200.000 tới 700.000 người, tập trung chủ yếu ở miền bắc Iraq, đặc biệt tại hai huyện Sinjar và Shekhan. Ngoài ra, những đợt chạy nạn trước đây cũng làm nhiều người Yazidi phải định cư tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và một số nước châu Âu.[16][17]

Người Yazidi
Êzidî
Người Yazidi trên núi Shingal, biên giới Iraq-Syria, 1920.
Tổng dân số
723 ngàn[1][2] - 1 triệu
Khu vực có số dân đáng kể
 Iraq560.000[3]
 Đức200.000 @2019[4][5][6]
 Syria10.000[7][8]
 Nga41.000[9]
 Armenia35.272 @2011[10]
 Gruzia30.843[11]
 Hoa Kỳ10.000 @2017[12]
 Thụy Điển4.200[6]
Ngôn ngữ
Kurmanji (ký tự Latin)[13][14][15]

Tổng quan

sửa
 
Một phụ nữ Yezidi

Yazidi là tôn giáo độc thần xuất phát từ một số bộ tộc người Medes (Iran cổ đại) và có nhiều nghi lễ tương đồng với Bái Hỏa giáo thờ lửa của Ba Tư cổ. Với lịch sử hơn 4.000 năm và là một trong những tôn giáo lâu đời. Người Yazidi tin vào thượng đế duy nhất gọi là Xwede. Tôn giáo này bị các tôn giáo khác, đặc biệt là Hồi giáo, xem là tà đạo thờ quỷ. Một trong những thiên thần mà người Yazidi rất tôn thờ là Malek Taous. Theo người Yazidi, vị thiên thần này từng có lúc làm phật lòng Thượng đế nhưng sau đó đã hồi tâm chuyển ý. Trong khi đó, người theo Hồi giáo cho rằng Malek Taous chính là thiên thần tạo phản và trở thành quỷ Iblis. Người Yazidi mang tiếng thờ quỷ từ đó.[16]

Tôn giáo này cũng có sách thánh như Thánh Kinh của Công giáo hoặc Kinh Coran của Hồi giáo nhưng việc truyền đạo chủ yếu là truyền miệng. Những người theo đạo này quan niệm sinh ra là người Yazidi chứ không trở thành người Yazidi nên không chấp nhận người cải đạo. Đây cũng là một trong những lý do làm tôn giáo này ít phổ biến. Đạo Yazidi đã hấp thụ một phần giáo lý của các tôn giáo khác trong quá trình phát triển nên cũng bị xem là đạo tổng hợp và không được thừa nhận. Tuy nhiên, những bản sắc mà họ vẫn giữ như không ăn rau xà lách, không mặc trang phục màu xanh hay luôn đốt một ngọn lửa nhỏ linh thiêng trong nhà thì bị xem là hoạt động tà giáo.

Nguy cơ

sửa

Sự trỗi dậy của Hồi giáo tại Iraq đẩy cộng đồng thiểu số theo đạo Yazidi vào thảm cảnh diệt chủng. Người dân tộc thiểu số dòng Yazidi bị phiến quân IS buộc phải cải đạo nếu không sẽ bị giết chết. Hơn 500 người Yazidi dã bị giết hại tuần qua và có khoảng 70 trẻ em chết vì đói khát khi trốn lên núi ở tỉnh Dohuk, cực bắc Iraq.[18] Khi chiếm được thị trấn Sinjar, IS đã thảm sát ít nhất 500 người Yazidi, khoảng 300 phụ nữ Yazidi đã bị bắt để làm nô lệ, thậm chí làm nô lệ tình dục cho các tay súng Hồi giáo và mới nhất là lực lượng ISIL lại giết 80 người Yazidi trong đợt tấn công vào làng Kocho, gần Sinjar.[19][20] Đây chính là một trong những lý do để Mỹ ném bom IS. Trong lịch sử, họ phải trốn chạy 72 cuộc diệt chủng.[16]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Allison, Christine (ngày 20 tháng 2 năm 2004). “Yazidis i: General”. Encyclopædia Iranica. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010. There are probably some 200,000–300,000 Yazidis worldwide.
  2. ^ Joshua Project. Ethnic People Group: Yazidi, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  3. ^ Iraq Yezidis: A Religious and Ethnic Minority Group Faces Repression and Assimilation, aina.org, ngày 25 tháng 9 năm 2005.
  4. ^ Jakob, Christian. “Jesiden in Deutschland: Das Trauma der Vorfahren”. die Tageszeitung. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ Hür, Kemal. “Die Religion der Yeziden”. Deutschlandradio Kultur. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ a b Megalommatis, Muhammad Shamsaddin (ngày 28 tháng 2 năm 2010). “Dispersion of the Yazidi Nation in Syria, Turkey, Armenia, Georgia and Europe: Call for UN Action”. American Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ “Yazidi in Syria Between acceptance and marginalization” (PDF). KurdWatch. kurdwatch.org. tr. 4. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ Andrea Glioti (ngày 18 tháng 10 năm 2013). “Yazidis Benefit From Kurdish Gains in Northeast Syria”. al-monitor. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ “Всероссийская перепись населения 2010 г. Национальный состав населения Российской Федерации”. Demoscope. Demoscope.ru. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ “2011 Armenian census” (PDF). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/92/Georgia_Census_2002-_Ethnic_group_by_major_administrative-territorial_units.pdf
  12. ^ Knapp, Fred. “Iraqis a fast-growing group in Nebraska | netnebraska.org”. netnebraska.org.
  13. ^ “What language do the Yazidis speak?”. ШколаЖизни. ngày 4 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ The Yezidis1 are a heterodox Kurdish-speaking community]
  15. ^ Religion in Kurdistan
  16. ^ a b c http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140818/nguoi-yazidi-truoc-bong-ma-diet-chung.aspx
  17. ^ “Deadly Iraq sect attacks kill 200”. BBC News. ngày 15 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  18. ^ http://vnexpress.net/photo/anh/iraq-chim-trong-khoi-lua-bom-dan-3028858.html
  19. ^ “ISIL thảm sát người Yazidi”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  20. ^ “Người Yazidi bị 'thảm sát' ở Iraq”. BBC Vietnamese. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa