Đại bàng má trắng[3] (tên khoa học: Aquila fasciata) là một loài chim trong họ Accipitridae.[4] Loài này sinh sản ở Nam Âu, châu Phi cả phía bắc và phía nam của sa mạc Sahara qua tiểu lục địa Ấn Độ đến Indonesia. Trên lục địa Á-Âu, loài này có thể được tìm thấy xa về phía tây đến tận Bồ Đào Nha và xa về phía đông đến Đông Nam Trung QuốcThái Lan. Nó thường là một loài sinh sản không di cư.[1][5] Mỗi tổ đẻ 1-3 quả trứng trong một hốc cây. Loài chim này sinh sống ở vùng cây cối gỗ, thường đồi núi với một số khu vực mở. Giống châu Phi thích thảo nguyên, ven rừng, trồng trọt, và cây bụi, miễn là có một số cây gỗ lớn, nó không phải là loài ưa thích sinh cảnh rừng rất rậm hoặc rất mở. Thân dài 55–65 cm. Trên lưng là nâu đậm, và dưới là màu trắng với những vệt tối.

Đại bàng má trắng
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Accipitriformes
Họ (familia)Accipitridae
Chi (genus)Aquila
Loài (species)A. fasciata
Danh pháp hai phần
Aquila fasciata
(Vieillot, 1822)

Subspecies[2]
  • A. f. fasciata - Vieillot, 1822
  • A. f. renschi - (Stresemann, 1932)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Hieraaetus fasciatus
  • Aquila fasciatus

Mặc dù có thể được coi một phần là loài săn mồi cơ hội, loài đại bàng này là một loài săn mồi chuyên biệt săn bắt một số loài chimđộng vật có vú, đặc biệt là thỏ, bồ câu.[6] Bằng chứng là, khi quần thể con mồi chủ yếu của chúng suy giảm hoặc khan hiếm cục bộ, đại bàng má trắng chuyển sang trở thành kẻ săn mồi cơ hội săn bắt nhiều loại chim khác.[7] Mặc dù tồn tại lâu dài trên một phạm vi rộng lớn và được IUCN tiếp tục phân loại là loài ít quan tâm, số lượng của loài đại bàng má trắng đã suy giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi khác nhau trong phạm vi sống, bao gồm hầu hết các khu vực phân bố ở châu Âu, và có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng cục bộ. Sự suy giảm của loài chim này là do sự phá hủy môi trường sống trên diện rộng, điện giật từ cột điện cũng như sự đàn áp dai dẳng.[8][9]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b BirdLife International (2019). “Bonelli's Eagle: Aquila fasciata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T22696076A155464015. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T22696076A155464015.en. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ Gill F, D Donsker & P Rasmussen (Eds). 2020. IOC World Bird List (v10.2). doi : 10.14344/IOC.ML.10.2.
  3. ^ Trần Văn Chánh (2008). “Danh lục các loài chim ở Việt Nam (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5(70) (2008))”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Ferguson-Lees, J.; Christie, D. (2001). Raptors of the World. Houghton Mifflin Harcourt. ISBN 0-618-12762-3.
  6. ^ Ontiveros, D., Pleguezuelos, J. M., & Caro, J. (2005). Prey density, prey detectability and food habits: the case of Bonelli’s eagle and the conservation measures. Biological Conservation, 123(1), 19-25.
  7. ^ Moleón, M., Sánchez-Zapata, J. A., Gil-Sánchez, J. M., Ballesteros-Duperón, E., Barea-Azcón, J. M., & Virgós, E. (2012). Predator–prey relationships in a Mediterranean vertebrate system: Bonelli’s eagles, rabbits and partridges. Oecologia, 168(3), 679-689.
  8. ^ López-López, P., Sarà, M., & Di Vittorio, M. (2012). Living on the edge: assessing the extinction risk of critically endangered Bonelli’s Eagle in Italy. PLOS ONE, 7(5), e37862.
  9. ^ Sanchez-Alonso, C. & Real J. 2005. [Bonelli's Eagle in a state of emergency]. Garcilla, 122: 6-9.

Liên kết ngoài

sửa