Đại Zimbabwe là một thành phố cổ nằm trên vùng đồi miền đông-nam Zimbabwe gần hồ Mutirikwe và thị trấn Masvingo. Đây từng là thủ đô của Vương quốc Zimbabwe vào cuối thời kỳ đồ sắt của đất nước. Việc xây dựng bắt đầu từ thế kỷ 11 và tiếp tục đến thế kỷ 15.[1][2] Giả thuyết khảo cổ học hiện đại được chấp nhận rộng rãi nhất là những công trình này do tổ tiên người Shona thực hiện.[2] Đây là một thành phố đá với diện tích 7,22 kilômét vuông (1.780 mẫu Anh) mà, khi ở lúc cực thịnh, có thể là nơi ở cho 18.000 người. Nó được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Đại Zimbabwe
Đại Zimbabwe trên bản đồ Zimbabwe
Đại Zimbabwe
Vị trí tại Zimbabwe
Vị tríMasvingo, Zimbabwe
Tọa độ20°16′N 30°56′Đ / 20,267°N 30,933°Đ / -20.267; 30.933
LoạiKhu định cư
Một phần củaVương quốc Zimbabwe
Diện tích7,22 kilômét vuông (1.780 mẫu Anh)
Lịch sử
Thành lậpThế kỷ 11
Bị bỏ rơiThế kỷ 15
Niên đạiCuối thời đại đồ sắt
Nền văn hóaVương quốc Zimbabwe
Các ghi chú về di chỉ
Tên chính thứcTượng đài quốc gia Đại Zimbabwe
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, iii, vi
Tham khảo364
Công nhận1986 (Kỳ họp 10)

Đại Zimbabwe có lẽ từng là cung điện hoàng gia. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất là những bức tường, có thể cao hơn năm métcó nơi cao hơn 30 feet , được dựng lên mà không cần vữa. Thành phố sau đó bị bỏ hoang.

Đại Zimbabwe được chính phủ Zimbabwe công nhận là tượng đài quốc gia, và chính tên nước "Zimbabwe" cũng bắt nguồn từ đây. Từ đại được thêm vào thể phân biệt thành phố với hơn một trăm di tích nhỏ khác, gọi là "những zimbabwe", rải rác khắp Highveld Zimbabwe.[3] Có chừng 200 nơi như thế ở miền nam châu Phi, như Bumbusi (cũng ở Zimbabwe) và Manyikeni (ở Mozambique); Đại Zimbabwe lớn nhất trong số này.[4]

Chú thích

sửa
  1. ^ Beach, David (1998). “Cognitive Archaeology and Imaginary History at Great Zimbabwe”. Current Anthropology. 39: 47. doi:10.1086/204698.
  2. ^ a b “Great Zimbabwe (11th–15th century) – Thematic Essay”. The Metropolitan Museum of Art. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ M. Sibanda, H. Moyana et al. 1992. The African Heritage. History for Junior Secondary Schools. Book 1. Zimbabwe Publishing House. ISBN 978-0-908300-00-6
  4. ^ Shadreck Chirikure; Innocent Pikirayi (2008). “Inside and outside the dry stone walls: revisiting the material culture of Great Zimbabwe” (PDF). Antiquity. 82: 976–993. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa