Đại lộ Thăng Long (ký hiệu toàn tuyến là CT.03, hay còn gọi là đường cao tốc Láng – Hòa Lạc)[1] là tuyến đường thuộc đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến là 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. Hiện tại tuyến cao tốc này đang xây dựng kéo dài thêm 6,7 km đến nút giao với đường cao tốc Hòa LạcHòa Bình.[2][3]

Đường cao tốc
Đại lộ Thăng Long
Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên, trong đó đoạn Láng – Hòa Lạc là một phần của đường cao tốc này.
Đại lộ Thăng Long đoạn qua cầu vượt Mễ Trì
Map
Thông tin tuyến đường
Tên khácĐường cao tốc Láng – Hòa Lạc
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài30 km
Tồn tại 3 tháng 10 năm 2010
(14 năm, 9 tháng, 1 tuần và 3 ngày)
Một phần của Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên
Ký hiệu đường
trước đây
(2015 – 2021)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại ngã 4 đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy
Đầu Tây tại Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốHà Nội
Quận/HuyệnCầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất
Hệ thống đường

Ngày 14 tháng 7 năm 2010, HĐND Thành phố Hà Nội biểu quyết nhất trí thông qua việc đổi tên đường Láng – Hòa Lạc thành Đại lộ Thăng Long.

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.08[4].

Lộ trình

sửa

Đại lộ Thăng Long chạy cơ bản theo hướng Đông – Tây, dài 29 km, bắt đầu tại ngã tư giao cắt giữa đường này với đường Phạm HùngKhuất Duy TiếnTrần Duy Hưng nằm trong ranh giới giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm, đi qua địa bàn các phường, xã: Trung Hòa (quận Cầu Giấy); Mễ Trì, Phú Đô, Đại Mỗ, Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); An Khánh, An Thượng, Song Phương, Vân Côn (huyện Hoài Đức); Yên Sơn, thị trấn Quốc Oai, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai); Đồng Trúc, Hạ Bằng, Thạch Hòa (huyện Thạch Thất), kết thúc ở xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, tại ngã ba giao cắt với Km 31+064 – quốc lộ 21A cũ đi thị xã Sơn Tây, nay là đoạn đầu của đường Hồ Chí Minh.

– Vinhomes Green Bay Mễ Trì – Mễ Trì Thượng – Vinhomes Smart City – Geleximco – Bắc An KhánhNam An Khánh – Sunny Garden Quốc Oai – Ngôi Nhà Mới – Quốc Oai

  • Các cơ quan bộ ngành lớn trên Đại Lộ Thăng Long:

Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (cổng số 6) – Bộ Ngoại GiaoViện Hoá học Môi trường Quân sự – Trung tâm đăng kiểm 2921D – Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát BiểnĐại học Quốc gia Hà Nội cơ sở 2 Hoà Lạc – Sân bay Hoà Lạc

  • Khu CN lớn dọc Đại lộ Thăng Long

Khu CN Thạch Thất – Quốc OaiKhu CN Bắc Phú CátKhu Công nghệ cao Hoà Lạc

Thông số kỹ thuật

sửa

Chiều dài toàn tuyến: 29,26 km. Chiều rộng trung bình tuyến đường là 140 mét, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m (riêng đoạn từ Cầu vượt Mễ Trì tới đường vành đai 3,5 rộng trung bình 18m); dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè.

Toàn tuyến có 3 đường hầm lớn (Hầm chui đường sắt gần KĐT Vinhome Smart CityHầm chui Trung Hoà – Trần Duy Hưng ở đoạn Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia và nút giao đường Vành đai 3, Hầm chui ngang đường ở lối vào Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Tây Mỗ – Đại Mỗ. Có 13 cầu vượt ngang đường đó là: Cầu vượt Mễ TrìTrung Văn Cầu vượt Phú Đô – Châu Văn Liêm, Cầu vượt Đường 70, Cầu vượt An Khánh, Cầu vượt Song Phương, Cầu vượt Sài Sơn, Cầu vượt Hoàng Xá – TT Quốc Oai, Cầu vượt Đường 80, Cầu vượt Đồng Trúc, Cầu vượt Phú Cát.

Đây là đường cấp 1 đồng bằng, thiết kế cho xe chạy với vận tốc từ 60 km/h đến 100 km/h. Có Đường cao tốc chính gồm 2 phần đường cho ôtô lưu thông. Mỗi phần đường tính từ trái qua phải theo chiều xe chạy được hoạt động như sau: Làn 1, làn 2 có tốc độ tối đa 100 km/h; làn 3 có tốc độ tối đa 80 km/h; làn 4 dành cho việc dừng xe khẩn cấp. Cần giảm tốc độ khi tới những đoạn nối giữa cầu với đường và giảm tốc độ tối đa xuống 60 km/h khi kết thúc đoạn đường cao tốc để đảm bảo an toàn.

Trên tuyến đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Trung tâm Hội nghị quốc gia đến nút giao cầu vượt đường 70 cạnh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển cách Hầm chui đường sắt khoảng 5m) chỉ cho phép chạy 1 chiều; cấm phương tiện xe cơ giới dừng, đỗ, đi ngược chiều trên đoạn đường này., các đoạn còn lại là đường 2 chiều (làn bên trái cho phép xe máy và xe thô sơ đi ngược chiều, còn làn bên phải cho phép các phương tiện ôtô và xe máy đi hướng về phía Trung tâm thành phố Hà NộiHòa Lạc). Bảo đảm thông xe tốt 2 mùa, tuy nhiên 2 tuyến đường gom của đường cao tốc này thường xảy ra tình trạng ngập cục bộ một số đoạn vào mùa mưa bão.

 
Đại lộ Thăng Long (trong ranh giới giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội)

Lưu lượng thông xe từ 1.500 đến 2.000 xe/ngày đêm. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án Thăng Long. Tổng thầu xây lắp là Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX). Tư vấn thiết kế là Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI). Tư vấn giám sát là Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải. Mức vốn đầu tư 7.725 tỷ đồng. Khởi công ngày 20 tháng 3 năm 2005, hoàn thành ngày 3 tháng 10 năm 2010. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2023, đường nối Đại lộ Thăng Long với đường cao tốc Hòa LạcHòa Bình (hay còn gọi là Đại lộ Thăng Long kéo dài) được khởi công xây dựng với chiều dài 6,7 km; được thiết kế 6 làn xe cơ giới; tổng mức đầu tư là 5.200 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và Trung ương hỗ trợ; dự kiến hoàn thành trong năm 2026.[2][3]

Hiện trạng

sửa

Do đường cao tốc Đại lộ Thăng Long gần với khu dân cư nên nhiều người đã tranh thủ đi xe máy, xe thô sơ vào cao tốc. Nguy hiểm hơn là đi ngược chiều, băng qua đường trên cao tốc. Điều này đã gây ra không ít những tai nạn thương tâm.[5][6]

Từ cảnh sát biển Việt Nam đến hết nút giao Hòa Lạc, mỗi bên là đường 2 chiều. Nhưng rất nhiều ô tô lấn hết chiều ngược lại, không cho xe máy, xe thô sơ chiều ngược lại lưu thông. Không ít những vụ tai nạn thương tâm do ô tô lấn làn vượt ẩu. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã bố trí vạch kẻ đường, biển báo đầy đủ nhưng dường như không thể thay đổi được ý thức của một bộ phận người lái xe, đặc biệt là ô tô.

Đường gom Đại lộ Thăng Long khi vào mùa mưa, hệ thống thoát nước không kịp gây ngập lụt kéo dài. Đặc biệt là vào tháng 9/2024, nhiều tuyến đường trên phần cao tốc của Đại lộ Thăng Long nhiều cây xanh bị đổ do ảnh hưởng của bão Yagi. Vài ngày sau, do đường gom ngập nhiều, các phương tiện không thể đi qua được nên các xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, xe bus cho phép đi vào một số đoạn của tuyến đường cao tốc và tốc độ tối đa khi đi cùng xe máy là 60km/h.[7]

Chi tiết tuyến đường

sửa
 
Biển báo cao tốc (trên thực tế tuyến đường vẫn còn ký hiệu là CT.08)

Làn xe

sửa
  • 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp

Chiều dài

sửa
  • Toàn tuyến: 30 km

Tốc độ giới hạn

sửa
  • Tối đa: 100 km/h, Tối thiểu: 60 km/h
    • 2 làn ngoài: Tối đa: 100km/h
    • Làn trong: Tối đa: 80km/h

Lộ trình chi tiết

sửa
Ký hiệu Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
Kết nối trực tiếp với Đường Trần Duy Hưng
1 IC Trung Hòa 0.00   Đường vành đai 3
(Đường Khuất Duy Tiến, Đường Phạm Hùng)
Đầu tuyến đường cao tốc Hà Nội Cầu Giấy
2 JCT Trung Hoà 0.00 Phố Miếu Đầm
Phố Cương Kiên
Nam Từ Liêm
3 JCT Phú Đô
Đại học Tây Nam
3.0
4 JCT Đường 70 4.0
5 JCT Chùa Bà 7.5 Chỉ ra hướng đi Hoà Lạc
Chỉ vào hướng đi Hà Nội
Hoài Đức
6 IC Vành đai 4   Đường vành đai 4 Đang thi công
BR Cầu Sông Đáy Vượt sông Đáy Ranh giới Hoài Đức - Quốc Oai
7 JCT Sài Sơn 14.0 Đường tỉnh 421B
(Đường Chùa Thầy và đường Hoàng Xá)
Chỉ ra hướng đi Hoà Lạc
Chỉ vào hướng đi Hà Nội
Quốc Oai
8 JCT Đường tỉnh 419 17.0 Đường tỉnh 419
BR Cầu Sông Tích Vượt sông Tích
9 JCT Bắc Phù Cát 23.6 Chỉ ra hướng đi Hoà Lạc
Chỉ vào hướng đi Hà Nội
Thạch Thất
10 JCT Đồng Trúc 27.2
11 IC Hoà Lạc 29.4   Quốc lộ 21 (  Đường Hồ Chí Minh)
Kết nối trực tiếp với   Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Tham khảo

sửa
  1. ^ https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-thong-van-tai/quyet-dinh-1454-qd-ttg-2021-phe-duyet-quy-hoach-mang-luoi-duong-bo-thoi-ky-2021-2030-486651.aspx
  2. ^ a b VnExpress. “Làm đường nối đại lộ Thăng Long với cao tốc Hà Nội - Hòa Bình”. Báo điện tử Vnexpress. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ a b NLD.COM.VN (10 tháng 10 năm 2023). “Khởi công đoạn cao tốc 5.200 tỉ đồng”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ Trí, Dân (27 tháng 2 năm 2024). "Vội đi làm", hàng loạt tài xế xe máy đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ “Xe máy được đi trên làn khẩn cấp cao tốc Đại lộ Thăng Long”. laodong.vn. 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa