Đường Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh
Đường Pasteur là một tuyến đường tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Vị trí
sửaĐây là tuyến đường một chiều dài khoảng 2,7 km, bắt đầu từ đường Võ Văn Kiệt ven rạch Bến Nghé thuộc Quận 1 và kết thúc tại đường Trần Quốc Toản thuộc Quận 3. Đường Pasteur và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa là hai con đường chạy song song và lưu thông ngược chiều nhau tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Lịch sử
sửaBan đầu đoạn đường từ đường Võ Văn Kiệt (Bến Chương Dương trước đây) đến đường Lê Lợi ngày nay là con kênh do người Pháp đào thông ra rạch Bến Nghé để thoát nước. Hai con đường cặp theo kênh cũng được xây dựng và đặt là đường số 24. Năm 1865, một đường được đặt tên là Olivier, và đường kia là Pellerin. Về sau người Pháp lại cho lấp kênh, hai con đường nhập thành một và mang tên đường Pellerin.[2][3]
Bên cạnh đó, Sài Gòn lúc này cũng có một con đường được người Pháp đặt tên là Pasteur, là con đường nối từ bờ sông Sài Gòn đến trước cổng bệnh viện quân y (tức bệnh viện Grall[a], sau là nhà thương Đồn Đất và nay là Bệnh viện Nhi đồng 2).[4]
Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Pellerin thành đường Pasteur, đổi tên đường Pasteur cũ thành đường Đồn Đất (nay là đường Thái Văn Lung)[4]. Năm 1975, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đổi tên đường Pasteur thành đường Nguyễn Thị Minh Khai; nhưng đến năm 1991, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi lại là Pasteur như cũ.[b][2][3][5]
Ghi chú
sửa- ^ Đây cũng là nơi đặt cơ sở đầu tiên của Viện Pasteur Sài Gòn trước khi dời về địa điểm hiện nay.
- ^ Còn tên đường Nguyễn Thị Minh Khai lúc này cũng được thành phố chuyển sang đặt cho một đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh từ ngã sáu Cộng Hòa đến cầu Thị Nghè (vốn là đường Hồng Thập Tự cũ trước năm 1975) như hiện nay.
Chú thích
sửa- ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
- ^ a b Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 46–47. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b “Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Kỳ cuối: Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn”. Tuổi Trẻ Online. 21 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
- ^ a b Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 21. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
- ^ Xavier et Marie-Christine Guillaume (2004). La Terre du Dragon – Tome I. Paris: Publibook. tr. 61. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.