Đèo Rohtang (tiếng Hindi: रोहतांग दर्रा) (Bhoti: Rohtang , nghĩa: đống xác chết,[1] do những người chết khi cố vượt qua đèo trong điều kiện thời tiết xấu) (độ cao 3.978 m (13.050 ft)),[2][3][4][5] là một đèo cao ở phía đông dãy Pir Panjal của Hi Mã Lạp Sơn cách khoảng 51 km (32 mi) từ Manali. Nó nối thung lũng Kullu với thung lũng Lahaul và Spiti của Himachal Pradesh, Ấn Độ.

Đèo Rohtang
Một cảnh của đèo Rohtang
Độ cao3.978 m (13.051 ft)
Đường tắt bởiQuốc lộ Leh-Manali
Vị tríẤn Độ
DãyPir Panjal, Hi Mã Lạp Sơn
Đèo Rohtang trên bản đồ Himachal Pradesh
Đèo Rohtang

Địa lý

sửa

Ngọn đèo là một đường phân cách tự nhiên giữa thung lũng Kullu với chủ yếu là văn hóa Ấn giáo (ở phía nam) và thung lũng Lahaul và Spiti cằn cỗi ở trên cao với nền văn hóa Phật giáo (ở phía bắc). Đèo nằm trên lằn giáp nước giữa hai lưu vực sông ChenabBeas. Phía nam của đèo, sông Beas phun lên từ dưới lòng đất và chảy về phương nam[6] và bên phía bắc đèo, sông Chandra (bắt nguồn từ sườn đông Hi Mã Lạp Sơn) là một sông nguồn của sông Chenab, chảy về hướng tây.

Tổng quan

sửa

Đèo được mở từ tháng 5 đến tháng 11. Nó không phải đặc biệt cao hoặc khó để đi bộ qua theo những tiêu chuẩn của người Hi Mã Lạp Sơn, nhưng nó nổi danh là nguy hiểm bởi những cơn bão tuyết bất thường.[7]

 
Một thác nước trên đường đến Rohtang

Một số tập trong phần phụ IRT Deadliest Roads của loạt phim Ice Road Truckers trên kênh History Channel đã cùng với các tài xế xe tải vượt đèo Rohtang để cung cấp nhu yếu phẩm.[8][9]

Với sự gia tăng lượng lưu thông tại thung lũng Rohtang, các nhà môi trường lo ngại tác động của nó đối với hệ sinh thái nhạy cảm của ngọn núi. Nhiệt độ trung bình tăng gây tan chảy các dòng sông băng là những vấn đề đáng phải quan tâm.[10]

Đường hầm Rohtang

sửa

Do tầm quan trọng quân sự của đường quốc lộ và sự cần thiết để giao thông thông suốt cả năm, năm 2010 chính phủ Ấn Độ đã khởi công xây dựng đường hầm Rohtang dài 8,5 km (5,3 mi) trị giá 320  triệu USD để vượt qua đèo Rohtang nhằm tạo một đường nối mở cửa quanh năm an toàn và nhanh hơn, nối liền Keylong, Lahaul và SpitiLehLadakh.[1] Đường hầm cũng rút ngắn quãng đường khoảng 50 km (31 mi) và giảm thời gian vận chuyển giữa 2 sườn bắc và nam của đèo Rohtang xuống 5 giờ.[11] Trong khi phải mất 4 đến 6 giờ để vượt đèo Rohtang, thì chỉ mất khoảng 30 phút để đi qua hầm Rohtang.

Thư viện ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Polgreen, Lydia "India Digs Under Top of the World to Match Rival". New York Times. Truy cập July 31, 2010.
  2. ^ “Panoramio - Photo of Rohtang Pass (3978 m)”. panoramio.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Rohtang Pass - Himalayan Fantasy”. himalayan-fantasy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “Image: Rohtang-pass Himalayas.jpg, (450 × 338 px)”. mountainhighs.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “Image: news_a3f1d190-1ebf-208f-9c4f-4dfee1789304.jpg, (350 × 525 px)”. taxivala.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ www.himachalpradesh.us. “Beas River in Himachal Pradesh”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  7. ^ Janet Rizvi (ngày 1 tháng 6 năm 1998). Ladakh: Crossroads of High Asia. Oxford University Press. tr. 9–10. ISBN 978-0-19-564546-0.
  8. ^ “Crumbling Roads”. IRT Deadliest Roads. Mùa 1. Tập 5. ngày 31 tháng 10 năm 2010. History Channel. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2010.
  9. ^ History Channel USA "http://www.history.com/shows/irt-deadliest-roads" Accessed on ngày 28 tháng 2 năm 2011
  10. ^ “Rohtang Pass fears ensuing Disaster due to Traffic Surge”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ “8.8-km tunnel to make Leh accessible in all seasons”. The Times Of India. ngày 2 tháng 1 năm 2007.

Liên kết ngoài

sửa