Chromi(II) oxide

(Đổi hướng từ Ôxít crôm (II))

Chromi(II) oxide hoặc oxide Chromi(II) là một hợp chất vô cơ gồm Chromioxy, có công thức hóa học CrO.[1] Nó là bột màu đen hoặc xanh lục kết tinh trong cấu trúc muối mỏ.[2] Ngoài ra, về tổng quan nó không tan trong nước, là một oxide base[3] có tính khử.[4]

Chromi(II) oxide
Cấu trúc của Chromi(II) oxide giống natri chloride
Danh pháp IUPACchromium(II) oxide
Tên khácChromi oxide
Chromi monoxide
Chromiơ oxide
Nhận dạng
Số CAS12018-00-7
PubChem3037052
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=[Cr]

InChI
đầy đủ
  • 1S/Cr.O
ChemSpider2300900
Thuộc tính
Công thức phân tửCrO
Khối lượng mol67,9974 g/mol
Bề ngoàibột màu đen hoặc lục
Điểm nóng chảy 300 °C (573 K; 572 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểLập phương, cF8
Nhóm không gianFm3m, số 225
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhhít phải, da và mắt; kích ứng phổi
Các hợp chất liên quan
Anion khácChromi(II) sulfide
Chromi(II) selenide
Chromi(II) teluride
Cation khácChromi(III) oxide
Chromi(IV) oxide
Chromi(V) oxide
Chromi(VI) oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Lý tính

sửa

CrO là chất rắn có màu đen hoặc xanh lục và không tan trong nước.[4]

Hóa tính

sửa

Chromi(II) oxide là một oxide base, có tính base và cả tính khử.[3][4]

Tính khử

sửa

Vì tính chất khử, nên CrO rất dễ bị oxy hóa thành Chromi(III) oxide trong không khí.[3]

  • Chromi(II) oxide tự cháy trong không khí bằng phản ứng:[4]
4CrO + O2 → 2Cr2O3
  • Chromi(II) oxide tác dụng với các acid như HNO3 loãng (hoặc HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng), tạo ra sản phẩm mới là muối Cr3+.[4] Ví dụ:
CrO + HNO3 → 3Cr(NO3)3 + NO + 5H2O

Tính base

sửa

Nó tác dụng với các dung dịch acid loãng như HCl, H2SO4, tạo ra sản phẩm là muối Cr2+ và nước.[4] Ví dụ:

CrO + H2SO4CrSO4 + H2O

Điều chế

sửa

Có thể điều chế CrO bằng cách cho hỗn hợp Cr–Hg vào trong không khí, khi đó:[4]

2Cr + O2 → 2CrO

Tác hại đối với con người

sửa

Các đường dẫn tiếp xúc có khả năng: Hít phải, da và mắt.[5]

Triệu chứng tiếp xúc: Có thể gây kích ứng mắt và da bị trầy xước. Có thể gây kích ứng phổi.[5]

CrO gây tác hại khá nghiệm trọng đối với sức khỏe con người, cần di chuyển bệnh nhân khỏi vùng phơi nhiễm. Có 4 biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc với CrO.[5]

Khi nạn nhân hít phải, cần để nạn nhân hít vào không khí trong lành, giữ ấm và yên tĩnh, cho thở oxy nếu khó thở. Nếu trường hợp nạn nhân nuốt phải: Nên rửa sạch miệng bằng nước. Không cố gây ói mửa, không bao giờ gây nôn hoặc cho bất cứ điều gì bằng miệng cho người bất tỉnh. Tất cả các trường hợp này, cần chăm sóc ý tế sau đó.[5]

Nếu CrO tiếp xúc với da, thì nên cởi áo quần vùng bị nhiễm, phủi hóa chất khỏi da, rửa vùng bị ảnh hưởng bằng xà bông và nước. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng vẫn còn. Trường hợp nếu CrO dính vào mắt: Rửa mắt bằng nước ấm, bao gồm mí trên và dưới, ít nhất 15 phút. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng vẫn còn.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Satish. Anand, Raj. Kumar (1989), Dictionary of Inorganic Chemistry, Anmol Publications, ISBN 978-81-7041-236-6
  2. ^ Nils Wiberg, Arnold Frederick Holleman, Egon Wiberg, 2001. Inorganic Chemistry, 1924 trang, Elsevier, ISBN 0-12-352651-5
  3. ^ a b c Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Hóa học 12 Nâng cao, trang 191, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  4. ^ a b c d e f g Lê Tấn Diện, Ôn tập Hiệu quả Hệ thống Lý thuyết Hóa học 10-11-12 & Luyện thi Đại học, trang 203 và 204.
  5. ^ a b c d e Chromium Oxide CrO

Bản mẫu:Hợp chất Chromi