Émile Bertin (tàu tuần dương Pháp)

Émile Bertin là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Pháp, từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và từng có mặt tại Đông Dương.

Tàu tuần dương Émile Bertin
Lịch sử
Naval Ensign of the FNFL
Naval Ensign of the FNFL
Pháp
Tên gọi Émile Bertin
Đặt tên theo Louis-Émile Bertin
Xưởng đóng tàu Chantiers de Penhoët
Đặt lườn 18 tháng 8 năm 1931
Hạ thủy 9 tháng 5 năm 1933
Nhập biên chế 28 tháng 1 năm 1935
Xuất biên chế tháng 10 năm 1951
Xóa đăng bạ 27 tháng 10 năm 1959
Số phận Bị tháo dỡ năm 1961
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 5.886 tấn Anh (5.980 t) (tiêu chuẩn)
  • 6.530 tấn Anh (6.630 t) (đầy tải)
  • 8.480 tấn Anh (8.620 t) (đầy tải nặng)
Chiều dài 177 m (580 ft 9 in) (chung)
Sườn ngang 15,84 m (52 ft 0 in)
Mớn nước 5,44 m (17 ft 10 in)
Động cơ đẩy
  • turbine hơi nước hộp số Parsons SR
  • 6 × nồi hơi Penhoët
  • công suất 137.908 shp (102.838 kW) (thử máy)
  • 102.000 shp (76.000 kW) (thực tế)
Tốc độ
  • 40 kn (74 km/h; 46 mph) (thử máy)
  • 34 kn (63 km/h; 39 mph) (thực tế)
Tầm xa
  • 6.000 nmi (11.110 km; 6.900 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
  • 2.800 nmi (5.190 km; 3.220 mi) ở tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)
  • 1.100 nmi (2.040 km; 1.270 mi) ở tốc độ 33 hải lý trên giờ (61 km/h; 38 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 711
Vũ khí
  • ban đầu: 9 × hải pháo 155 mm (6,1 in)/50 caliber (3×3);
  • 4 × pháo phòng không 90 mm (3,5 in)/50 caliber (1×2, 2×1);
  • 8 × pháo phòng không 37 mm (1,5 in) (4×2);
  • 8 × súng phòng không 13,2 mm (0,52 in) (4×2);
  • 6 × ống phóng ngư lôi 550 mm (22 in) (2×3);
  • 200 × mìn sâu
  • tháng 12-1943: 9 × hải pháo 155 mm (6,1 in)/50 caliber (3×3);
  • 4 × pháo phòng không 90 mm (3,5 in)/50 caliber (2×2);
  • 16 × pháo phòng không 40 mm (1,6 in) (4×4);
  • 20 × súng phòng không 20 mm (0,79 in) (20×1);
  • 200 × mìn sâu
Bọc giáp
  • sàn tàu: 25 mm (0,98 in);
  • hầm đạn: 30 mm (1,2 in);
  • tháp chỉ huy: 20 mm (0,79 in)
Máy bay mang theo 2 × thủy phi cơ (tháo dỡ năm 1943)
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng (tháo dỡ năm 1943)

Thiết kế và chế tạo

sửa

Chiếc tàu tuần dương được đặt tên theo Louis-Émile Bertin, nhà thiết kế hàng hải Pháp vào thế kỷ 19. Émile Bertin được thiết kế để hoạt động như cả một tàu rải mìn lẫn như là soái hạm của chi hạm đội tàu khu trục. Thiết kế này đã là nền tảng của những tàu tuần dương hạng nặnghạng nhẹ Pháp sau này, đặc biệt là đối với lớp lớp La Galissonnière hơi nặng hơn. Đây là chiếc tàu chiến Pháp đầu tiên trang bị tháp pháo ba nòng.

Lịch sử phục vụ

sửa

Trước chiến tranh, Émile Bertin phục vụ như là soái hạm của một chi hạm đội bao gồm mười hai tàu khu trục thuộc các lớp MalinMaillé Brézé tại Đại Tây Dương. Đến đầu năm 1939, nó được chuyển sang Toulon.

Một cách bí mật, Émile Bertin đã đi đến Liban vào ngày 23 tháng 9 năm 1939, chất lên tàu 57 tấn vàng thuộc kho vàng dự trữ của nhà nước Ba Lan, rồi quay trở về Toulon. Đến đầu năm 1940, sau một đợt tái trang bị tại Toulon, nó tiến hành chuyến khảo sát chung quanh quần đảo Canary để đảm bảo không có lực lượng Đức tại khu vực này.

Sau một đợt đại tu khác tại Brest, vào đầu tháng 4 năm 1940, nó trở thành soái hạm của Lực lượng Z, hải đội Pháp hỗ trợ cho Chiến dịch Na Uy của Đồng Minh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Derrien. Cùng với Émile Bertin, Lực lượng Z bao gồm các tàu chống ngư lôi tải trọng 2400 tấn (tàu khu trục lớn) Tartu, Chevalier Paul, Maillé Brézé, Milan, BisonÉpervier, cùng những chiếc Brestois, BoulonnaisFoudroyant tải trọng 1500 tấn. Ngoài khơi Namsos, nó bị máy bay của Không quân Đức tấn công, và bị hư hại do trúng bom vào ngày 19 tháng 4. Nó buộc phải quay trở về Brest để sửa chữa, ở lại đây cho đến ngày 21 tháng 5, và được thay phiên bởi tàu tuần dương Montcalm ngoài khơi Na Uy.

Émile Bertin còn thực hiện hai chuyến đi từ Brest đến Halifax, Nova Scotia; chuyến thứ nhất cùng với tàu tuần dương Jeanne d'Arctàu sân bay Béarn, vận chuyển vàng của Ngân hàng Pháp.[1] Thỏa thuận đình chiến với Pháp được ký kết không lâu sau khi Émile Bertin cặp bến trong chuyến đi thứ hai, và khi Thuyền trưởng Battet yêu cầu chỉ thị từ Bộ Hải quân Pháp,[2] chiếc tàu tuần dương được lệnh cùng với số vàng trên tàu đi đến Fort-de-France, Martinique. Các nỗ lực của các đơn vị Hải quân Hoàng gia Anh nhằm ngăn chặn nó đã không thành công; nhưng chiếc tàu biển chở hành khách Pasteur muốn nối gót theo Emile Bertin đã không thể rời Halifax, nó bị chiếm giữ và được sử dụng như một tàu chở binh lính trong thành phần lực lượng Anh.

Khi đã đến được Martinique và chất dỡ số vàng an toàn, nó ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu chống lại một cuộc tấn công của Anh, vốn đã bị hủy bỏ dưới áp lực của Hoa Kỳ. Trong khoảng hai năm tiếp theo, con tàu thả neo nằm không tại Fort de France, cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1942, khi nó nhận mệnh lệnh của chính quyền Vichy phải giải giới dưới áp lực của Hoa Kỳ.

Nó gia nhập lực lượng Đồng Minh vào tháng 6 năm 1943 trong thành phần lực lượng Pháp Tự do, và được hiện đại hóa tại Xưởng Hải quân Philadelphia. Sau đó Émile Bertin hoạt động tại khu vực Địa Trung Hải, tham gia Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh xuống miền Nam nước Pháp vào năm 1944, rồi sau đó bắn phá các vị trí của phe Trục dọc theo Riviera thuộc Ý.

Sau nhiều nhiệm vụ khác nhau tại Địa Trung Hải, nó quay về Toulon cho một đợt tái trang bị vốn kéo dài cho đến tháng 10 năm 1945. Sau đó nó được bố trí như là soái hạm tại Đông Dương cho đến ngày 2 tháng 7 năm 1946, khi nó lên đường quay trở về nhà cùng với tàu tuần dương Tourville. Sau đó Émile Bertin phục vụ như là tàu huấn luyện tác xạ cho đến khi bị tháo dỡ vào tháng 10 năm 1959.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Draper 1979, tr. 174
  2. ^ Draper 1979, tr. 190–191
  • Draper, Alfred (1979). Fish the Race to Save Europe's Wealth 1939-1945. Cassel. ISBN 0-3043-0068-3.

Đọc thêm

sửa
  • David Miller (2001) The Illustrated Directory of Warships: From 1860 to the Present, Salamander Books, pp 214–215
  • Jean Lassaque (2004) Le croiseur Emile Bertin 1933-1959, Marines éditions, ISBN 2-915379-05-X