Ân tần

phi tần của Gia Khánh Đế

Ân tần Ô Nhã thị (chữ Hán: 恩嬪乌雅氏; ? - 1846), là một phi tần của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Thanh Nhân Tông Ân tần
清仁宗恩嬪
Gia Khánh Đế tần
Thông tin chung
Mất1846
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng25 tháng 9 năm 1849
Phi viên tẩm của Xương lăng (昌陵), Thanh Tây lăng
Phu quânThanh Nhân Tông
Gia Khánh Hoàng đế
Tước hiệu[Quý nhân; 貴人]
[Hoàng khảo Ân tần; 皇考恩嫔]
Thân phụVạn Minh

Thân thế

sửa

Ân tần Ô Nhã thị không rõ năm sinh, sinh ngày 24 tháng 9 (âm lịch), người Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, hệ Ô Nhã thị của Ba Bái (巴拜), cùng tộc với Hiếu Cung Nhân Hoàng hậuTrang Thuận Hoàng quý phi.

Xét thứ hệ mà nói, chi hệ của Ân tần so với Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu đã tương đương xa xôi, do đời Ân tần đã qua ["Ngũ phục"; 五服] so với Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Từ bối phận mà nói, Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu là ["Tộc tằng tổ mẫu"; 族曾祖母], cùng Tằng tổ phụ của Ân tần là La Đại (罗岱) là bà con họ hàng xa 5 đời. Nhưng là về phương diện khác, Trang Thuận Hoàng quý phi và Ân tần lại là cùng chi hệ.

Ân tần này một chi hệ phát tích với tổ phụ Quan Bảo (官保), tự Dụng Dân (用民), hiệu Sư Tuyền (师泉), lấy Bút thiếp thức (chức quan dịch và ghi chép tài liệu) mà nhập sĩ, nhiều lần đảm nhiệm Chủ sự, Lang trung, Tri phủ, Phó Đô thống, sau thăng nhiệm Hình bộ Thị lang, Đô thống, Lại bộ Thượng thư rồi Hiệp bạn Đại học sĩ. Khi 80 tuổi về hưu. Càn Long Đế từng ban Tam ban Cửu lão yến (三班九老宴) ở núi Hương Sơn thiện đãi các cựu lão quan của Văn ban, Võ ban và Hưu ban, và Quan Bảo chính là được dự trong hàng Hưu ban. Quan Bảo sinh hai con trai, thứ nhất tên Vạn Ngưng (万凝), tị húy đổi thành Vạn Minh (万明), chính là cha của Ân tần, sĩ đến Tả Phó Đô Ngự sử; con thứ hai là Ngưng Đức (凝德), từ Lam Linh Thị vệ xuất thân, tòng chinh các nơi, lập có chiến công, nhậm vì Cam Túc Ba Lý Khôn Tổng binh, bỏ mình ở cuộc chiến với Bạch Liên giáo, tặng Kỵ đô úy (骑都尉). Con của Ngưng Đức là Tam Đa (三多) kế thừa tập tước Kỵ đô úy, con thứ Bách Lộc (百禄) làm đến Thông phán, một tiểu quan, sinh ra bốn con trai, con thứ 3 tên Linh Thọ (灵寿), làm Bút thiếp thức, chính là cha sinh của Trang Thuận Hoàng quý phi. Xét theo thân tộc, Ân tần là ["Đường cô tổ mẫu"; 堂姑祖母] với Trang Thuận Hoàng quý phi.

Vạn Minh cưới Phú Sát thị nhưng qua đời sớm, sau cưới con gái Tông Thất triều Thanh, và có một thị thiếp họ Lý. Trong nhà Vạn Minh chỉ có một con trai tên Ngọc Kiệm (玉俭), do Lý thị sinh ra, làm đến Chủ sự Lễ bộ, mất năm Gia Khánh thứ 19, khi 30 tuổi. Theo suy đoán, Ân tần rất có khả năng cũng do Lý thị sinh ra, và Ngọc Kiệm có lẽ là anh ruột của bà.

Đại Thanh tần phi

sửa

Ân tần Ô Nhã thị xuất thân Chính Hoàng Kỳ Mãn Châu, là người Bát Kỳ Tá lĩnh trên phương diện Kỳ phân Tá lĩnh, cho nên Ô Nhã thị hẳn là ở Gia Khánh triều qua Bát Kỳ tuyển tú mà tuyển vào cung trung. Nhưng do Ngọc phả gia đình Vạn Minh không ghi lại năm sinh của Ô Nhã thị, cũng không rõ bà sinh năm nào, trước tiên không đoán được bà là ở kỳ tuyển tú nào vào cung. Vị trí của bà suốt thời Gia Khánh chỉ là Quý nhân.

Căn cứ tài liệu chữ Mãn của Nội vụ phủ tấu lên, thì chữ "Ân" này của Ô Nhã thị không có giải nghĩa, chỉ phiên làm [En], chứng tỏ gọi "Ân" này là một dạng phiên âm dòng dõi gia tộc, hoặc là chữ đầu của biểu tự hay hiệu riêng của Ô Nhã thị mà thôi.

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), tháng 7, Gia Khánh Đế băng hà. Tháng 12, Đạo Quang Đế vừa mới đăng cơ, quyết định ân phong 3 vị Thứ mẫu là phi tần của Gia Khánh Đế, là Ân Quý nhân, Vinh Quý nhân cùng An Thường tại đều lên Tần. Cả ba đều cùng Hoàng khảo Hàm Hi Hoàng quý phi đều trú tại Thọ Tây cung (壽西宮).

Sách văn tấn phong:

Năm Đạo Quang thứ 26 (1846), ngày 12 tháng 10 (âm lịch), Ân tần Ô Nhã thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Năm thứ 29 (1849), ngày 25 tháng 9 (âm lịch), kim quan của bà được an táng vào Phi viên tẩm của Xương lăng (昌陵), Thanh Tây lăng.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa