Nguyễn Đức Hùng, thường được biết đến với bút danh Ánh Hồng (sinh ngày 03 tháng 2 năm 1945), quê ở xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Là một nhà thơ, nhà báo, nhà lý luận phê bình,[1] người Việt Nam. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khóa 14. Trước đó, ông từng đi bộ đội từ năm 1966, là thương binh sau khi đã tham gia chiến đấu các chiến trường A, B, C.

Ánh Hồng
Ánh Hồng tại Rome, Ý vào năm 2023
SinhNguyễn Đức Hùng
3 tháng 2, 1945 (79 tuổi)
Bình Lục, Hà Nam, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớpKhoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội Khóa 14
Nghề nghiệpNhà thơ
Tác phẩm nổi bật
  • Trưa Yên Đổ
  • Hoa bóng mưa
  • Dòng sông phát sáng
  • Khuất sau đồi
  • Tiếng trống chèo
Giải thưởngGiải thưởng Tuần báo văn nghệ giải phóng Một năm sau khi đất nước hoàn toàn giải phóngGiải thưởng thơ
1976


Giải thưởng Thơ Báo Văn nghệ giải phóng
1976


Sự nghiệp sáng tác

sửa

Từ năm 1970, hơn nửa thế kỷ trước, Ánh Hồng đã được thi đàn và công chúng chú ý qua những tập thơtrường ca mang độc đáo riêng có viết về tình yêu và cuộc sống con người thời chiến: Người cùng phố (Báo Văn nghệ quân đội 1970), Điều thú vị trên cầu Long Biên (Tuyển thơ 3 năm của Hà Nội 1970), Tiếng trống chèo (Báo Thống nhất 1974), Yêu rừng (Tuyển thơ Trên nghìn dặm đất 1971), Tình ca Sông Đà 1 (Báo Phụ nữ 1975)...Đặc biệt, bài thơ Hoa bóng mưa (1976) của ông được Tặng thưởng giải thưởng Thơ Báo Văn nghệ Giải phóng nhân dịp kỷ niệm một năm hoàn toàn giải phóng đất nước, và được nhiều bạn đọc yêu thích.

Hiện đã nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục sáng tác, và nghiên cứu lý luận thơ ca, phê bình văn học, đồng thời viết báo và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông cũng như sự ghi nhận của thi đàn và văn đàn với ông vẫn là thơ ca.

Một số bài thơ theo thời gian

sửa
  • Điều thú vị trên cây cầu Long Biên (Tuyển thơ 3 năm Hà Nội, 1970),
  • Chiều Sông Lô (Báo cứu quốc, 1971),
  • Bây giờ Đông ở đâu (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1971,
  • Tiếng trống chèo (Báo Thống Nhất, 1974),
  • Đầm Vạc (Báo Độc Lập, 1975),
  • Lời ru (Báo Văn nghệ, 1979),
  • Trưa Yên Đổ (Báo Nhân dân Chủ Nhật, 1987)
  • Tiếng hát Điện Biên (trường ca, 1984),
  • Khuất sau đồi (Báo Nhân dân Chủ nhật, 1989),
  • Thôi Đừng nói (Báo Văn hóa, 1994),
  • Hà Nội năm 2000 (Báo Nhân dân Chủ nhật, 1994),
  • Đến bây giờ còn say (Báo Thương mại, 1996),
  • Tết chợ quê (Báo Đại đoàn kết, 1999),
  • Chợ Chờ (Báo Nhân dân Chủ Nhật, 2000),
  • Có một mùa thu (Báo Nhân dân, 2001)
  • Giác Ngộ (Báo Văn nghệ, 2002),
  • Hoa Trạng Nguyên (Tạp chí Nhà văn, 2004),
  • Xin mẹ đừng buồn (Tạp chí Nhà văn, 2006),
  • Trên ngực Người không một tấm huân chương (Tạp chí toàn cảnh, 2007),
  • và nhiều bài viết phê bình lý luận văn học...

[2]

Chú thích

sửa
  1. ^ Thơ Ánh Hồng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007
  2. ^ “Bản lĩnh và Tài năng”.

Liên kết ngoài

sửa